Một trong những việc nhất định bạn phải làm khi nuôi chó chính là tẩy giun cho chó. Để đảm bảo sức khỏe cho chó cưng của mình thì tẩy giun đúng cách, đúng lịch trình là rất quan trọng. Nhưng tẩy giun như thế nào là đúng cách và lịch trình như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật kinh nghiệm của mình về cách tẩy giun cho chó. 

Những điều cần biết về bệnh giun ở chó

– Nguyên nhân gây ra bệnh giun ở chó

+ Giun xâm nhập vào cơ thể chó qua đường ăn uống: Trong thức ăn cho chó có sẵn ấu trùng giun.

+ Giun sán truyền từ chú chó này sang chú chó khác.

– Biểu hiện khi chó bị giun, sán

+ Ăn ít hoặc bỏ ăn, gầy ốm (dù ăn nhiều mà vẫn ốm)

+ Đi ngoài ra giun, có sán nhỏ

+ Hay chịn đít, co rúm đít

+ Ói ra giun

+ Đối với cún con dưới 1 năm tuổi, bạn có thể xem lợi để nhận biết: lợi màu hồng tươi tắn nghĩa là cún khỏe mạnh không giun, lợi màu nhạt thì chứng tỏ cún con đang có giun.

Biểu hiện của chó bị giun
Biểu hiện của chó bị giun

Cách tẩy giun cho chó như thế nào?

– Tẩy giun cho chó con

Chó cưng của bạn không thích thuốc tẩy giun, vì chúng không có mùi thơm như thức ăn. Nhưng sẽ vẫn có một số mẹo để cho cún con uống thuốc tẩy giun.

Cách 1: Trộn thuốc tẩy giun đã nghiền với cơm và cháo cho chó

Cách này là dễ thực hiện nhất. Với chó con thì kết quả hầu như là thành công. Vì cún con thường ham ăn nên chúng thường không để ý đến mùi vị món ăn.

Một số trường hợp cún cũng không ăn thức ăn trộn thuốc thì xem cách 2 nhé.

Cách 2: Dùng chân kẹp để giữ cún con, ép chúng uống trực tiếp

Bạn dùng một tay banh miệng cún, tay còn lại nhanh chóng cho thuốc và đổ một ít nước vừa đủ để trôi thuốc. Để thuốc dễ trôi xuống bụng thì bạn vuốt vào cổ cho cún.

– Cách tẩy giun cho chó trưởng thành

Tương tự như chó con. Tuy nhiên, với cách 1 thì tỉ lệ thành công thấp, bạn nên cho cún ăn những đồ ăn ngon hơn bình thường và món yêu thích của chúng. Với cách 2 thì các bạn cần 2 người: một người giữ và một người cho chó uống thuốc.

Lưu ý: đối với chó to, các bạn nên giữ chặt để tránh việc chúng cắn lại chủ.

Các cách tẩy giun cho chó
Các cách tẩy giun cho chó

Những lưu ý khi trong cách tẩy giun cho chó?

– Lịch trình tẩy giun cho chó

Chó càng nhỏ càng cần tẩy giun nhiều và tùy theo độ tuổi lịch trình sẽ khác nhau.

Chó con nên được tẩy giun từ lúc 2-3 tuần tuổi và sau đó khoảng 2 tuần tẩy 1 lần. Làm như vậy cho đến khi cún đạt 2 tháng tuổi.

Cún từ 6 tháng tuổi thì nên được tẩy giun 1 tháng 1 lần.

Đối với chó trưởng thành (trên 1 tuổi), bạn chỉ nên tẩy giun cho chó 1 năm 1 lần.

– Tẩy giun cho chó trước hay sau khi ăn?

Nên tẩy giun cho chó sau bữa ăn khoảng 2 tiếng. Bởi lúc này cún đã tiêu hóa 1 phần lượng thức ăn trong dạ dày, dễ ngấm thuốc giun hơn.

Tẩy giun vào bữa sáng là tốt nhất. Trong bữa ăn tẩy giun, nên cho chó ăn ngon hơn và ít hơn (khoảng 1/2 lượng thức ăn bình thường).

– Cách tẩy giun cho chó mang thai

Trước khi phối giống khoảng 1 tháng, hãy tẩy giun cho chó.

Tẩy giun cho chó mẹ trước khi sinh từ 1 – 2 tuần.

Khi chó con được 2 – 3 tuần tuổi, thì tiến hành tẩy giun cho cả chó mẹ và chó con.

– Cho chó uống thuốc tẩy giun quá liều?

Tẩy giun quá liều sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Khi thấy xuất hiện những hiện tượng chó nôn mửa, tiêu chảy sau khi tẩy giun bạn nên đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để kịp thời chữa trị.

Cẩn trọng trong cách tẩy giun cho chó tránh cho chó uống quá nhiều thuốc tẩy giun
Cẩn trọng trong cách tẩy giun cho chó tránh cho chó uống quá nhiều thuốc tẩy giun

Sử dụng thuốc tẩy giun nào cho chó là tốt nhất?

Lựa chọn thuốc tẩy giun đúng loại sẽ giúp cách tẩy giun cho chó hiệu quả hơn, bởi mỗi giống chó có một hệ tiêu hóa khác nhau.

+ Sanpet: Chỉ phù hợp với chó từ 2 tháng tuổi trở nên và cân nặng từ 5kg. Đặc trị: sán dây, sán hạt dưa, giun tròn kí sinh ở chó và các động vật ăn thịt. Cho chó uống thuốc trước hoặc trong bữa ăn, mỗi lần 1 viên.

+ Drontal plus: Phù hợp với chó có từ 3 tuần tuổi trở lên. Đặc trị: các loại giun lớn và các loại ấu trùng nguy hiểm.

Thuốc tẩy giun này dành cho chú chó có đường ruột nhạy cảm, có thể có một số tác dụng phụ như tiêu chảy và nôn mửa. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú ý nếu thấy xuất hiện tác dụng phụ.

+ Exotral: Những loài chó nhỏ (poodle), chó đang mang thai và cho con bú sử dụng loại thuốc này rất tốt. Đặc trị: các loại giun đũa, giun móc, giun kim và các loại sán.  Có thể trộn cùng thức ăn hoặc cho chó uống ngay trước khi ăn. Các bạn cho cún uống từ 0.5 – 1 viên tùy vào kích cỡ cơ thể.

+ Lopatol: Đây là dòng thuốc nhập khẩu với những thành phần ít gây hại cho sức khỏe của chó cưng, chia làm hai loại chó nhỏ và chó to. Đặc trị: giun đũa, giun móc, giun sán dây.  Cho chó uống 1 viên/lần, nên uống vào bữa trưa.

Bạn có thể tham khảo thêm một số dòng thuốc như: Mebendazole, Piperazine, Febendazole, Milbemycin Oxime….

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn kinh nghiệm về cách tẩy giun cho chó và lịch trình tẩy giun như thế nào là đúng. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài viết khác về kinh nghiệm nuôi và chăm sóc thú cưng trên website của chúng tôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *