Đôi khi cún cưng của bạn có thể trở nên hiếu động quá mức và khó tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc, chẳng hạn như gãy xương. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn cách chữa chó bị gãy xương như thế nào nhé.
Nguyên tắc khi chữa chó bị gãy xương
Có 3 nguyên tắc mà bạn cần lưu ý khi chó của bạn bị gãy xương: Đừng cố gắng nắn xương lại cho chúng, không bôi thuốc sát trùng hoặc thuốc mỡ lên vết thương hở, ngay khi chó của bạn có dấu hiệu gãy xương hãy đem chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Đầu tiên, bạn cần đánh giá mức độ vết thương của chó như thế nào để xử lý. Dưới đây là các triệu chứng mà bạn có thể đánh giá bằng mắt thường: Chúng bị gãy xương ở chân, lưng hay vị trí nào khác? Chân của chúng có bị cong đi hoặc dài, ngắn hơn so với bình thường không, chỗ đau có sưng tấy lên hay không, chó có tỏ ra đau đớn lúc đi hay không, việc đi lại của chúng có khó khăn không, v.v…
Tiếp đó, bạn xem xét nguyên nhân nào dẫn đến việc gãy xương của chó. Thông thường, có 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất là do tác nhân bên ngoài (bị xe đụng, xô xát với chó khác,…) Thứ hai là do bệnh lý (bị loãng xương, thiếu hụt canxi,…).
Chụp X-Quang là cách kiểm tra chính xác nhất mức độ gãy xương của chó. Qua đó, xác định được đâu là vị trí bị gãy xương và có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách chữa chó bị gãy xương
Chó bị gãy xương có thể bởi tác động bất ngờ hoặc lực lớn đến cơ thể, cho dù từ một vật thể hoặc do rơi từ một khoảng cách lớn. Chó bị gãy xương thường dễ gặp nhất ở những con chó già hoặc những con hiếu động. Đối với các trường hợp gãy xương cụ thể, bạn có thể thực hiện theo những bước dưới đây
– Gãy xương lưng
Bạn có thể rọ mõm chó lại để tránh chúng đau quá cắn ngược chủ. Buộc chó lại để hạn chế chúng chuyển động, nhưng tuyệt đối không gây áp lực lên cổ hoặc lưng chó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là đừng bao giờ thử nẹp lưng bị gãy của chó. Điều này có thể khiến tình hình của chúng tồi tệ hơn và khiến việc cứu chữa khó khăn hơn.
– Gãy xương chân
Để chuẩn bị sơ cứu cho chó cưng, bạn cần phải đeo rọ mõm cho chúng. Điều này để đảm bảo chúng không phát sinh sự phòng vệ và quay ra cắn chủ khi bạn sơ cứu làm chúng bị đau. Tiếp đó, luồn chiếc khăn sạch dưới phần chân bị gãy. Nếu chỗ gãy có vết thương hở, hãy che phần bị lộ bằng miếng gạc sạch hoặc khăn sạch. Tuyệt đối không bôi thuốc sát trùng hoặc thuốc mỡ vào vết thương hở.
– Gãy xương sườn
Kiểm tra phần ức (ngực) của chúng xem có vết thương hở nào không và che chúng bằng gạc sạch, rồi quấn toàn bộ vùng ngực bằng khăn sạch. Các tấm nên được bao bọc chắc chắn, nhưng đừng quá chặt khiến chó khó thở. Ngoài ra, không chạm vào ngực chó khi di chuyển chúng đến phòng khám thú y.
Nếu ngực chó bị mềm, có thể phổi của chúng đã bị thủng. Nếu con chó phát ra âm thanh mút, khoang ngực của nó đã bị vỡ, cần phải đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
– Gãy xương đuôi
Đây là những điều rất khó xử lý, ngay cả đối với chuyên gia đã qua đào tạo. Nếu đuôi bị gãy nhưng không nhìn thấy máu hoặc xương và con chó dường như không bị đau, thì việc chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức là không cần thiết và chỉ cần theo dõi trong vòng 24 giờ.
Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra phần xương gãy và có phương pháp điều trị phù hợp chẳng hạn như: dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và gây mê nói chung để nắn lại xương. Tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước cơ thể cũng như thể lực và các yếu tố khác của chó, mà bác sĩ thú y của bạn có thể tư vấn cho bạn cách tốt nhất để phục hồi xương chó bị gãy.
Chữa gãy xương là một quá trình khá phức tạp, với chó con thì xương sẽ liền nhanh hơn chó già. Nếu gia đình có điểu kiện có thể đưa chó đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xem xét tình trạng phục hồi ra sao.Thông thường, thì sau khoảng 3 đến 4 tuần chó sẽ hết sưng và sau 12 tuần xương chó sẽ lành lại.
Cách phòng tránh gãy xương cho chó
Bạn luôn cần quan sát và để mắt đến chó cưng nhà mình. Không cho chó đi ra ngoài đường hoặc nơi xe cộ đông đúc mà không có người giám sát. Luôn để chó trong tầm kiểm soát của bạn để kịp thời xử lý khi có vấn đề gì xảy ra.
Khi ra ngoài đường bạn nên nhớ đeo dây xích cho chó cưng. Đặc biệt với chú chó có bản tính hiếu động thì lại càng cần. Để tránh việc đột nhiên chó lao ra đường, dễ gây tai nạn giao thông và nguy hiểm cho chính nó và người đi đường.
Với những chú chó già, dễ có nguy cơ bị loãng xương, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm canxi, vitamin A,D cho chó, và cho chúng tắm nắng vào mỗi buổi sáng sớm. Thời gian tắm nắng nên từ 7 giờ đến 9 giờ. Sau thời gian này, ánh nắng mặt trời sẽ trở nên gay gắt, không tốt cho sức khỏe của chó.
Thông qua những thông tin được chia sẻ khá đầy đủ trong bài viết trên hy vọng bạn đã nắm được cách chữa trị chó bị gãy xương. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy nhanh chóng chia sẻ kiến thức bổ ích này đến bạn bè của bạn nhé.