Chó bị chảy máu mũi nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao?

Chó bị chảy máu mũi không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, với rất nhiều người nuôi thú cưng, kiến thức về căn bệnh này vẫn còn rất mơ hồ. Chó bị chảy máu mũi thực chất là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao? Tất cả thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chó bị chảy máu mũi là bệnh gì? 

Những người nuôi chó, chắc hẳn không khỏi sửng sốt khi lần đầu tiên gặp hiện tượng chú chó nhà mình đột nhiên có một lượng máu lớn chảy ra từ 1 hay 2 lỗ mũi. Vậy, khi chó bị chảy máu mũi thực chất là bệnh gì? Đây là một hiện tượng xuất phát từ tình trạng máu khó đông ở chó. Bệnh thường có tính di truyền từ chó bố mẹ sang con cái và không phân biệt giống nào.

Chó bị chảy máu mũi
Chó bị chảy máu mũi

Chó bị chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cún cưng của mình, bạn nên nằm lòng ngay những kiến thức cần thiết về căn bệnh này.

Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi

  • Do di truyền

Căn bệnh nàycó thể do bị di truyền từ bố mẹ. Bệnh thường gặp ở giống chó Rottweiler và Becgie Đức. Những chú chó nhập thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn chó nhân giống trong nước. 

Nguyên nhân là do việc bị khiếm khuyết nhân tố đông máu thứ 8, khiến chức năng tạo sợi Fibrin gắn kết hồng cầu bị ảnh hưởng. Dẫn đến cún bị chảy máu mũi liên tục và đột ngột từ 1 hoặc cả 2 lỗ mũi.

Chó bị bệnh máu khó đông do di truyền rất nguy hiểm. Bởi, lượng máu chảy ra nhiều, dễ dẫn đến việc chó bị tụt huyết áp và mất máu nhanh, dẫn đến tử vong. 

Đưa chó đến phòng khám thú y
Đưa chó đến phòng khám thú y
  • Do các tác động bên ngoài

– Chó bị chấn thương hay bị va đập ở phần mũi. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường, bởi phần mũi khi đó sẽ xuất hiện các vết thương.

– Chó ăn phải thuốc diệt chuột hay bị đánh bả.

– Chó bị nhiễm nấm, đặc biệt là Aspergillus Fumigatus và Penicillium.

– Khí quản chó bị tổn thương do các dị vật, các loài côn trùng ký sinh. Điều này khiến chú chó của bạn bị dị ứng, dẫn đến hắt hơi nhiều và vỡ niêm mạc.

– Các giống chó nhập ngoại ở vùng lạnh thường xảy ra hiện tượng sốc nhiệt khi di chuyển đến vùng có khí hậu nóng hơn.

Cách điều trị chó bị chảy máu mũi

  • Sơ cứu cầm máu cho chó

Khi “cậu Vàng” xuất hiện tình trạng chảy máu mũi, ngay lập tức hãy cho chó nằm xuống và hướng mặt lên trên. Bạn có thể vuốt ve cún, để nó cảm nhận được sự quan tâm rồi giữ bé nằm ở tư thế này đến khi máu đông lại và không còn xuất hiện hiện tượng chảy máu cam nữa.

  • Dùng thuốc Adrenalin

Thuốc Adrenalin được dùng trong trường hợp chó bị chảy máu cam liên tục và thường xuyên. Hãy nhỏ vài giọt thuốc vào hốc mũi của bé, đợi một thời gian ngắn máu sẽ đông lại và ngừng chảy.

Sử dụng thuốc Adrenalin trong trường hợp chó bị chảy máu mũi
Sử dụng thuốc Adrenalin trong trường hợp chó bị chảy máu mũi
  • Xử lý bằng khăn lạnh

Bạn có thể dùng khăn bọc đá hoặc khăn đã được thấm với nước lạnh để chườm nhẹ lên hốc mũi chó. Theo cơ chế vật lý, nóng nở ra, lạnh co vào và xử lý bằng cách này sẽ ngăn được trường hợp mao mạch bị vỡ, khiến cún bị chảy máu mũi.

  • Nhanh chóng đưa chó đến phòng khám thú y

Sau khi thực hiện sơ cứu cầm máu tạm thời cho chó, hãy nhanh chóng đưa cún cưng đến cơ sở thú y gần nhất. Bởi, các cách làm trên chỉ làm cầm máu tạm thời. Nếu chó bị mất máu quá nhiều, cơ thể sẽ mệt mỏi, tụt huyết áp, thậm chí tử vong. 

Cách phòng bệnh chó bị chảy máu mũi

Nếu cún cưng của bạn bị chảy máu mũi do nguyên nhân di truyền thì việc điều trị chắc chắn sẽ không thể dứt điểm này. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để hạn chế việc chảy máu mũi cho cún như:

  • Chú ý đến khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn cũng tác động rất nhiều đến tình trạng chảy máu mũi ở chó. Để hạn chế việc chó chảy máu mũi, bạn nên bổ sung rau muống vào khẩu phần ăn của cún. Đồng thời, đưa cún đi tiêm Canxi Clorua hoặc bổ sung vitamin C, vừa tăng sức đề kháng, vừa có thể giúp mạch máu trở nên vững chắc và bền bỉ hơn.

  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ

Vệ sinh nơi ở, chuồng của cún sạch sẽ, đảm bảo khô thoáng, để tránh các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Nếu cún yêu của bạn là giống chó ở xứ lạnh, bạn nên thường xuyên tỉa lông cho chúng hoặc đảm bảo môi trường lạnh vào mùa nóng.

Vệ sinh nơi ở thường xuyên cho chó
Vệ sinh nơi ở thường xuyên cho chó
  • Theo dõi chó thường xuyên

Theo dõi chó thường xuyên, tránh để cún yêu chạy nhảy quanh khu vực nguy hiểm, có nhiều vật sắc, nhọn. Bạn có thể mua cho chó những đồ chơi chuyên dụng, để hạn chế việc bị xô xát ở ngoài.

Với những kiến thức được trang bị về chó bị chảy máu mũi hay máu khó đông ở chó, thì bạn đã có thể tự tin chăm sóc “Cậu Vàng” của mình một cách tốt nhất rồi đúng không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến căn bệnh này, hãy để lại bình luận dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi vấn đề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *