Bệnh chó bị loét da là một căn bệnh hết sức phổ biến ở các bạn cún. Căn bệnh này vừa khiến cún ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn, vừa làm vẻ ngoài của bé bị ảnh hưởng bởi những mảng viêm loét xấu xí. Đây không phải một căn bệnh nguy hiểm về tính mạng nhưng để kéo dài không chữa trị thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cún yêu nhà bạn. Vậy bệnh chó bị loét da là bệnh gì? Và cách xử lý bệnh ra sao thì chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh chó bị loét da
Dưới đây là một số nguyên nhân chính chúng tôi tổng hợp về vấn đề gây ra bệnh loét da chó phổ biến :
– Do vết cắn của bọ chét, ve chó, rận, ký sinh trùng trên da
– Chó bị chấn thương trên da hoặc bỏng
– Chó bị nhiễm nấm gây viêm da
– Nhiễm vi khuẩn, virus
– Rối loạn dinh dưỡng cũng gây ra tình trạng loét da
– Ung thư trong cơ thể như ung thư hạch, ung thư tế bào đáy
– Rối loạn ký sinh trùng
– Rối loạn tự miễn dịch
– Rối loạn bẩm sinh
– Rối loạn chuyển hóa
– Lây bệnh loét da từ các chú chó nhiễm bệnh khác
– Ngoài ra việc không vệ sinh môi trường sống, đệm gối của cún cũng có thể tạo điều kiện cho ký sinh trùng trú ngụ.
Bệnh chó bị loét da có thể xuất phát từ các bệnh sau
– Bệnh xà mâu (viêm da Demodex)
Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở cún. Chứng viêm da xà mâu có thể xuất hiện cả ở những bạn cún còn nhỏ xíu đến cún trưởng thành. Khi bé cưng mắc phải căn bệnh này thì sẽ có một vài triệu chứng nhận biết điển hình như :
+ Bị ngứa da – đây là biểu hiện chung của tất cả các bệnh loét da ở chó.
+ Chú cún của bạn sẽ gãi ngứa rất nhiều và cọ những chỗ ngứa xuống đất hay những bề mặt nhám như tường xi măng.
+ Trên cơ thể của bé sẽ có những vùng bị trụi lông. Những vùng trụi lông này có kích thước từ vừa phải cho đến rất lớn. Những bạn cún bị nặng còn có thể rụng lông toàn thân. Nhưng vùng rụng lông đầu tiên thường là ở khu vực mắt
+ Việc mắc bệnh viêm da xà mâu sẽ gây ra nhiều tác hại xấu đến cún. Sau khi bị rụng lông thì bé sẽ bị loét da hoặc dị ứng. Nếu để nặng hơn thì vết viêm loét sẽ ngày càng rộng có thể dẫn đến việc bé bị sốt.
+ Khi bị ngứa các bé sẽ hay gãi, có thể gãi mạnh đến chảy máu dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu hay uốn ván. Điều này cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của cún nếu không được chữa trị kịp thời.
– Bệnh ghẻ gây viêm loét da ở cún
Phổ biến nhất thì chúng ta thường thấy các bạn cún bị viêm da phần lớn là do việc bị ký sinh trùng bệnh ghẻ tấn công.
Những con ghẻ cái Sarcoptes scabiei var canis sẽ xâm nhập vào phần da của cún. Sau đó chúng sẽ đào rãnh và đẻ trứng trên da của cún cưng. Chính việc rận đẻ trứng trên da cún sẽ gây ra bệnh chó bị loét da, có mủ và ngứa ngáy.
Biểu hiện nhận biết bệnh thường thấy là những nơi nào trên cơ thế cún cưng bị rận ghẻ cắn sẽ nổi mẩn đỏ. Các nốt mẩn đỏ sẽ làm cho cún đứng ngồi không yên. Bé sẽ cố gãi ngứa bằng chân khiến cho da bị xước và lông bị rụng.
Những mảng da bị chảy máu hay trầy xước thường sẽ đóng vẩy, khiến cho bộ lông của cún lởm chởm không đều nhìn khá mất thẩm mỹ.
Cách xử lý loét da ở chó
Để điều trị loét da ở chó hiệu quả và áp dụng đúng cách điều trị bệnh, thì phải xác định chuẩn xác được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có hướng điều trị dứt điểm bệnh loét da triệt để.
Hầu hết các trường hợp chó bị loét da đều có thể chữa trị tại nhà thông qua thuốc trị loét. Trừ những trường hợp chó bị ung thư gây ra loét da, thì mới cần để chó ở bệnh viện điều trị lâu dài. Khi bạn nhận thấy triệu chứng của cún nhà mình như da bé bị đỏ, ngứa ngáy thì bạn cần cách ly cún ngay. Bởi nếu bạn nuôi cún cùng đàn hoặc cùng với môi trường sống của chính gia đình bạn, thì dễ dẫn đến việc lây lan cho đàn hoặc ảnh hưởng tới người trong gia đình.
Bạn cần cho chó vào một không gian riêng, và kiểm tra trên thân của cún xem chính xác chúng đang bị loại sinh vật nào tấn công. Tiếp theo để trị viêm da cho chó, bạn cần cạo sạch tất cả lông ở phần da bị dị ứng viêm da.
Với những trường hợp cún bị nổi mụn mủ ở bụng, phần đã vốn không có lông thì có thể bỏ qua bước này. Sau khi đã loại bỏ lông ở những vùng viêm nhiễm, bạn hãy bôi thuốc sát trùng hay thuốc trị viêm da cho chó đặc trị. Những loại thuốc này đều có thể dễ dàng tìm thấy ở tiệm thú y nhé.
Lưu ý:
– Không bôi những sản phẩm cho người lên cún để chữa trị.
– Không được sử dụng những loại dung dịch nước tẩy rửa như dầu rửa bát, nước giặt, sữa tắm. Việc sử dụng những dung dịch này thậm chí còn làm việc chó bị viêm da trở nên tệ hơn nhiều.
– Nếu bạn đã thực hiện đầy đủ các bước như trên mà bệnh loét da của bé vẫn không có chuyển biến tích cực. Các vết lở loét trở nên tệ hơn và có xu hướng mưng mủ. Thì ngay lập tức, bạn nên đưa cún cưng đến các cơ sở y tế có chuyên môn để chẩn đoán và chữa trị. Tránh việc càng để lâu càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là thông tin về bệnh chó bị loét da và cách xử lý, mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho tìm kiếm của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất!