Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó chủ nuôi nhất định phải biết

Trong quá trình nuôi chó, chắc chắn không thể tránh khỏi việc chó gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Vì thế, để đảm bảo cún cưng luôn được chăm sóc một cách tốt nhất, bạn nên có những kiến thức hữu ích về các bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức về các bệnh này.

Các bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó bao gồm các bệnh sau: Bệnh viêm đường ruột ở chó, bệnh ho cũi chó, bệnh cầu trùng Coccidia. Bạn cần nắm bắt được các dấu hiện chó bị bệnh, cũng như cách điều trị kịp thời để tránh dẫn đến tử vong.

Bệnh viêm đường ruột ở chó

Bệnh viêm đường ruột ở chó hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh Parvo. Bệnh do virus Parvo gây ra, thường gặp với các đối tượng chó con, ở giai đoạn từ 1 đến dưới 6 tháng. Bệnh Parvo khiến chó bị xuất huyết dạ dày – ruột gây ra tình trạng chó ỉa ra máu. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.

Bệnh Parvo là căn bệnh thường gặp ở chó con
Bệnh Parvo là căn bệnh thường gặp ở chó con

– Nguyên nhân gây ra bệnh 

Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị bệnh đường ruột. Phải kể đến như:

+ Chó ăn phải thức ăn bị hư hỏng, những thức ăn để lâu ngày, bị ẩm mốc, ôi thiu hoặc có chứa chất độc nguy hiểm, nấm độc.

+ Ký sinh trùng tấn công mà cụ thể ở đây là Parvovirus

+ Do thay đổi thức ăn đột ngột. Một số giống chó rất nhạy cảm với việc thay đổi thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Do đó, phải thay đổi thức ăn từ từ trong 1-2 tuần.

– Biểu hiện bệnh

Chó bị mắc bệnh này, có các biểu hiện đặc trưng bao gồm: chó bị tiêu chảy ra máu; nôn mửa; chán ăn, bỏ ăn; cơ thể mệt mỏi dẫn đến kém năng động, hay nằm bẹp một chỗ. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng đó thì khả năng cao là cún cưng đã bị mắc bệnh Parvo.

– Cách điều trị

Khi chó bị bệnh, hãy dừng việc cho chó ăn các thức ăn dầu mỡ, thịt, pate,… Thay vào đó, hãy cho chó ăn cháo loãng và uống nước sạch (hoặc nước chè đặc). 

Nếu chó chỉ bị mất nước nhẹ, không kèm nôn mửa gì có thể cấp nước bằng đường uống bằng cách, pha dung dịch điện giải Electrolyte. Còn nếu trường hợp chó bị đi ngoài kèm theo nôn, bạn có thể cấp nước bằng đường tiêm truyền (NaCl 0,9%, Glucose 5%, Lactate ringer,…); kết hợp cùng các kháng sinh (Vimefloro FDP, Enroxic LA).

– Cách phòng ngừa

Để tránh được những nguy cơ và rủi ro khi chó mắc bệnh viêm đường ruột, bạn cần:

+ Cho chó ăn thức ăn được nấu chín. Tránh cho ăn thịt và trứng sống, đặc biệt là chó còn nhỏ. Đồng thời, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn, giúp chúng có hệ tiêu hóa tốt nhất.

+ Tẩy giun sán cho chó định kỳ.

+ Tiêm phòng vắc-xin cho chó con.

Bệnh ho cũi chó là bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó

Bệnh ho cũi chó hay bệnh viêm khí-phế quản phổi, viêm khí – phế quản truyền nhiễm, bệnh Bordetellosis, Bordetella. Bệnh liên quan đến các vấn đề ở đường hô hấp của chó và có khả năng lây lan rất mạnh.

Bệnh ho cũi chó là bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó
Bệnh ho cũi chó là bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó

– Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến nhất là do virus cúm, Bordetella bronchiseptica, Mycoplasma, Canine adenovirus type 2, Reovirus và Canine herpes virus. Chó có thể mắc bệnh do nhiễm một hoặc nhiều mầm bệnh, và phần lớn các ca bệnh ho cũi là do nhiều mầm bệnh gây ra. 

– Biểu hiện bệnh

Triệu chứng dễ thấy nhất ở chó mắc bệnh ho cũi là: Ho khan, khô, có kèm theo dịch mũi ướt. Nếu bệnh nặng, chó có thể bị sốt, bỏ ăn hoặc ngủ lịm đi.

– Cách điều trị

Nếu bệnh nhẹ, bạn có thể cách ly cho và sử dụng các thuốc làm giãn phế quản như aminophylline hay thuốc giảm ho. Còn trường hợp bệnh nặng, hãy sử dụng kháng sinh để điều trị. Phổ biến như: Doxycycline hay Trimethoprim-Sulfa. 

Tuy nhiên, dù sử dụng thuốc nào đi chăng nữa, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước. Và tốt nhất với những ca bệnh nặng, đã biến chứng thành viêm phổi, bạn nên cho cún đến các cơ sở thú ý kịp thời.

Hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi sử dụng thuốc
Hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi sử dụng thuốc

– Cách phòng ngừa

Biện pháp tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin. Vì bệnh ho cũi chó do nhiều loại mầm bệnh gây ra nên cần tiêm nhiều loại vaccine. Nếu dùng loại tiêm 2 liều thì tiêm cách nhau 3 – 4 tuần.

Bệnh cầu trùng Coccidia

Bệnh cầu trùng Coccidia là căn bệnh phổ biến ở chó, mèo. Bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của chó mà tập trung là hệ đường ruột.

– Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do lây lan từ chó bị nhiễm bệnh sang con lành bệnh thông qua tiếp xúc hay môi trường có virus cầu trùng chó. Chó con sinh ra không mang cầu trùng trong đường ruột nhưng thường xuyên tiếp xúc với phân của mẹ có chứa noãn nang của cầu trùng. Khi đó, cầu trùng xâm nhập và phát triển trong đường ruột của chó con và gây bệnh. 

– Biểu hiện bệnh

Bệnh cầu trùng Coccidia có biểu hiện tương tự như bệnh viêm đường ruột ở chó. Với những biểu hiện như: Đi ngoài phân lỏng, bị tiêu chảy trong phân có lẫn máu và dịch nhầy; chó bị nôn các chất dịch vàng, sụt cân; háo nước…

Chó đi ngoài phân lỏng
Chó đi ngoài phân lỏng

– Cách điều trị

Có thể dùng thuốc Sulfadimethoxine. Thuốc này có tác dụng kìm hãm sự sinh sản của vi khuẩn, gia tăng sức đề kháng cho chó. Liệu trình điều trị từ 1 – 3 tuần.

– Cách phòng ngừa

Cầu trùng được phân tán đi nhờ phân của những động vật mang mầm bệnh. Vì vậy, cách phòng ngừa tối ưu nhất là giữ vệ sinh xung quanh nơi ở của chó con, đảm bảo khô ráo, sạch chất thải. Đồng thời, cung cấp nước sạch cho chó thường xuyên.

Trên đây là 3 bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó mà bạn nên tìm hiểu, để biết cách phòng ngừa hoặc xử lý kịp thời khi thú cưng có biểu hiện về bệnh. Khi chó nhà bạn có biểu hiện của bệnh, trong trường hợp bạn đã áp dụng các cách điều trị trên đây nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, thì tốt nhất bạn nên đưa cún cưng đến các cơ sở thú ý gần nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *