Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị giun đũa chó

Giun đũa chó là căn bệnh phổ biến thường gặp ở chó, và có thể lây lan sang con người. Vì vậy mà những người nuôi thú cưng, đặc biệt là trẻ em thường có nguy cơ bị lây căn bệnh này cao. Vậy bệnh giun đũa ở chó có nguy hiểm không? Cách điều trị giun đũa chó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây!

Bệnh giun đũa ở chó là gì?

Giun đũa ở chó là loại giun tròn lây nhiễm cho các giống chó nuôi và hoang dã. Tác nhân gây ra bệnh chính là một loài sinh vật có tên Toxocara Canis. Chúng sẽ sống kí sinh trong cơ thể của các loài chó gây ra dấu hiệu viêm ruột.

Giun đũa ở chó
Giun đũa ở chó

Vậy bệnh giun đũa ở chó có nguy hiểm không?

Tuy bệnh giun đũa ở chó có thể điều trị, nhưng nếu bạn không trị dứt điểm sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho chó. Đặc biệt là chó trưởng thành có khả năng nhiễm giun đũa, dẫn đến di truyền ấu trùng trong cơ thể vào mô cao. Dẫn đến ấu trùng có thể tái sinh trong thời gian mang thai, gây lây nhiễm cho chó con trong tử cung, và dẫn đến một số hậu quả đáng tiếc khác cho chó con.

Nhận biết triệu chứng để có cách điều trị bệnh giun đũa ở chó

Để tìm ra được cách điều trị giun đũa chó hiệu quả thì bạn phải nắm được các triệu chứng của bệnh, để kịp thời chữa trị cho cún cưng nhà mình. Dưới đây là các biểu hiện của giun đũa chó mà bạn nên biết.

– Chó bị tiêu chảy

Hiện tượng chó bị tiêu chảy diễn ra khá thường xuyên. Nhưng nếu thời gian bị tiêu chảy diễn ra kéo dài và thường xuyên, và chó còn có những hiện tượng như: nôn khan hay nôn mửa. Thì chắc chắn là chó nhà bạn đã bị bệnh giun đũa chó rồi.

Khi chó có hiện tượng nôn mửa thì tức là dạ dày của chó đang có vấn đề. Vì vậy, bạn nên cho cún đi siêu âm để xét nghiệm trong bụng chúng có bị giun ký sinh hay không.

– Chó có biểu hiện suy nhược cơ thể

Nếu bạn thấy cún cưng nhà mình luôn trong trạng thái mệt mỏi và chán ăn, và sau một thời gian ngắn chó bị sụt cân nhanh chóng, đi không vững và gương mặt cũng không còn tỉnh táo. Đặc biệt là cơ thể cún bắt đầu gầy rộc đi, phần bụng lại luôn phình to một cách bất thường. Thì đây là dấu hiệu cho thấy cún nhà mình đang bị nhiễm bệnh giun đũa.

Chó bị suy nhược cơ thể do giun đũa
Chó bị suy nhược cơ thể do giun đũa

– Có sự thay đổi về màu sắc lông chó

Nếu chó bị bệnh giun đũa thì lông của chúng sẽ trở nên sáng màu hơn rất nhiều, nhưng luôn trong tình trạng rũ xuống. Và dễ dàng nhận thấy nhất là phần nướu của cún trở nên rất nhạt màu, kém sắc.

Tuy căn bệnh này không nguy hiểm, nhưng nếu để lâu ngày sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường. Lượng giun ký sinh ngày càng tăng có thể gây áp lực lên các cơ quan bên trong cơ thể của chó. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là cún có thể bị tắc ruột, vỡ nội quan,… Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu trên bạn nên đưa chó đến các cơ sở gần nhất để điều trị.

Vậy điều trị giun đũa chó như thế nào?

– Để điều trị giun đũa ta có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị giun sán, có các thành phần như: Pyrantel embonate/pamoate, Fenbendazole, oxibendazole Milbemycine, Moxidectin, Ivermextin, Salamectin… Những loại thuốc này khá an toàn, đặc biệt là đối với chó con. Các thành phần của thuốc được đảm bả, giun đũa bị xổ sạch hoàn toàn và không gây ra bất kì biến chứng nguy hiểm nào tới đường ruột.

– Để đảm bảo căn bệnh này không gây ảnh hưởng tới các chú chó nữa. Bạn nên cân nhắc trong việc sử dụng thuốc xổ giun đều đặn hàng tháng. Đồng thời, bạn nên chăm sóc thú cưng của mình một cách sạch sẽ, và chú ý đến vấn đề dinh dưỡng để có thể phòng tránh bệnh một cách hiệu quả. 

– Nếu chó các triệu chứng trên bạn nên chọn đến các cơ sở thú ý gần nhất để thăm khám và điều trị cho chó kịp thời. 

Đưa chó đến phòng khám thú y gần nhất để điều trị kịp thời
Đưa chó đến phòng khám thú y gần nhất để điều trị kịp thời

Các cách phòng tránh giun đũa ở chó

– Chó con nên được điều trị giun đũa chó bằng thuốc trừ giun sán chuyên dụng theo hướng dẫn chỉ định. Sau đó, chó phải được tẩy giun hàng tháng.Vì chó con có thể bị lây nhiễm giun đũa từ chó mẹ qua quá trình mang thai. Vì vậy mà bạn nên chủ động phòng tránh cho chó con, để tránh gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Bạn có thể sử dụng thuốc trừ giun sán, việc này có thể giảm đáng kể việc lây truyền theo chiều dọc và qua đường sữa mẹ. 

Tẩy giun định kỳ cho chó tránh những hậu quả đáng tiếc
Tẩy giun định kỳ cho chó tránh những hậu quả đáng tiếc

Các loại thuốc này bao gồm:

– Thuốc Selamectin thoa ngoài da. Cách sử dụng: thoa ở mức liều 6mg/kg vào thời điểm 40 và 10 ngày trước khi sinh, và 10 và 40 ngày sau khi sinh.

– Thuốc Fenbendazole 50mg/kg hàng ngày, từ ngày 40 đến thời điểm 14 ngày sau khi sinh.

Trên đây là các thông tin về dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị bệnh giun đũa chó mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hi vọng các kiến thức ở trên sẽ phần nào giúp bạn có thể thêm kiến thức để chăm sóc cún yêu nhà mình tốt hơn. Nếu bạn cần các chuyên gia của chúng tôi tư vấn thêm cho bạn về các vấn đề liên quan đến thú cưng nhà mình, thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *