Chó có bầu nên ăn gì? Các lưu ý cần biết khi chăm sóc chó mang thai

Dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn uống khoa học là nhân tố quan trọng giúp cún cưng khỏe mạnh. Điều này lại đặc biệt có ý nghĩa đối với các cô chó đang trong giai đoạn mang thai. Vậy, chó có bầu nên ăn gì? Cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng nào? Những băn khoăn đó sẽ được chúng tôi giải đáp tất tần tật trong bài viết dưới đây.

Chế độ ăn qua các giai đoạn khi chó có bầu

– Giai đoạn đầu thai kỳ 1 – 30 ngày đầu

Giai đoạn đầu thai kỳ 1 – 30 ngày đầu, bạn vẫn nên giữ nguyên chế độ ăn bình thường của chó. Bởi, chó mẹ đã quen với chế độ ăn uống như vậy, nếu thay đổi đột ngột có thể gây ra tác động xấu đến chó mẹ và chó con trong bụng. Vậy nên, hãy cố gắng tuân thủ lịch trình, cũng như chế độ ăn của chó mẹ trong ngày, để đảm bảo chó có bầu khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, hãy bổ sung canxi cho chó mẹ (từ 1 – 1,8%) và phốt pho (từ 8 – 1,6 %). Để chó mẹ có đủ sữa sau sinh và xương của chó con được phát triển đúng hình dạng. Đồng thời, tránh để chó ăn nhiều chất mỡ hay ăn quá nhiều trong một bữa. 

Bổ sung canxi cho chó mẹ (từ 1-1,8%) và phốt pho (từ 8-1,6&)
Bổ sung canxi cho chó có bầu (từ 1-1,8%) và phốt pho (từ 8-1,6%)

Một số chó mẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể bị mất cảm giác ngon miệng. Nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều, bởi chó sẽ trở lại chế độ ăn uống bình thường. Khi cơ thể quen với việc mang thai hơn trong vài tuần tiếp theo.

– Giai đoạn giữa thai kỳ từ 31 – 45 ngày tiếp theo

Giai đoạn từ tuần 5 đến 9, chó mang thai cần được cung cấp lượng calo nhiều hơn khoảng 30-50% so với giai đoạn từ 4 – 5 tuần đầu. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng ở thời điểm này còn phụ thuộc vào số lượng chó con. Bạn có thể kiểm tra chính xác bằng cách cho cún của mình đi siêu âm tại các cơ sở thú y.

Thời gian này, bạn nên tăng cường thêm 2 loại axit béo là EPA và DHA. Đây là 2 loại axit béo được tìm thấy tương tự trong nhiều công thức dinh dưỡng cho bà bầu, có tác dụng cải thiện sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bạn có thể sử dụng dầu cá, để bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày của cún cưng.

Một kinh nghiệm nho nhỏ nữa cho bạn khi chăm sóc cô chó trong chu kỳ này. Đó là luôn để một bát nước sạch bên cạnh bát thức ăn của chó, để bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể chó mẹ cần.

– Giai đoạn cuối thai kỳ 46 – 63 ngày cuối của chó có bầu

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, chó mẹ cần phải được bổ sung loại thực phẩm Mega-cal theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Đồng thời, cung cấp thêm chất canxi cho chó từ xương sụn được hầm mềm lấy nước.

Trước 12 – 24 tiếng trước khi sinh con, chó mẹ thường không ăn gì. Vì thế, bạn không nên cố gắng ép chúng ăn, mà thay vào đó hãy chắc chắn rằng chúng được bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Để giúp chó uống nước dễ dàng hơn mà không mất nhiều sức lực đi lại, bạn có thể để một bát nước bên cạnh nơi nằm của cún.

Những lưu ý cần biết khi chăm sóc chó có bầu

– Chuẩn bị ổ đẻ cho chó mẹ

Chuẩn bị ổ đẻ cho chó mẹ càng sớm thì mức độ căng thẳng khi sinh của chúng càng giảm đi. Vì thế, hãy giúp cún yêu làm ổ đẻ sớm bằng cách thu gom quần áo cũ và lựa chọn một địa điểm thật yên tĩnh, kín đáo.

Ngoài ra, ổ đẻ nên có kích thước đủ lớn cho chó mẹ và đàn chó con trong 3 – 4 tuần đầu tiên sau khi sinh.

Ổ đẻ nên có kích thước đủ lớn cho chó mẹ và đàn chó con trong 3 – 4 tuần đầu tiên sau khi sinh
Ổ đẻ nên có kích thước đủ lớn cho chó mẹ và đàn chó con trong 3 – 4 tuần đầu tiên sau khi sinh

– Rèn luyện thể lực cho chó mẹ

Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, chó mẹ cần có một sức khỏe tốt. Vậy nên, bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng bạn cũng cần rèn luyện thể lực cho chúng.

Hãy dắt chó mẹ đi dạo khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc cho chúng tham gia các trò chơi nhẹ nhàng như: Nhặt bóng, tìm đồ,… Tuy nhiên sau 30 ngày đầu của thai kỳ, thì bạn chỉ nên cho cún đi bộ. Vì lúc này bụng của chúng đã bắt đầu to và nặng nề hơn.

– Thăm khám bác sĩ thú y định kỳ khi chó có bầu

Để đảm bảo rằng bào thai phát triển tốt và không gặp phải vấn đề gì, bạn cần mang chó đến cơ sở thú ý, để được bác sĩ chuyên môn thăm khám chính xác.

Lần thứ nhất nên thực hiện trong khoảng 21 – 30 ngày sau khi phối giống. Mục đích của lần kiểm tra này là: xác định xem chó cái có thực sự chó có bầu hay không.

Lần thứ hai vào khoảng 35 – 45 ngày của thai kỳ. Mục đích của lần thăm khám này là theo dõi sức khỏe của thai nhi. Đồng thời cho bạn biết chính xác được số lượng chó con đang có trong bụng mẹ.

Lần khám cuối cùng là từ ngày thứ 57 đến ngày thứ 67 của thai kỳ. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem tình hình sinh nở có diễn ra bình thường hay không, có biến chứng nào xảy ra với chó mẹ không?

Để đảm bảo rằng bào thai phát triển tốt và không gặp phải vấn đề gì, bạn cần mang chó đến cơ sở thú ý, để được bác sĩ chuyên môn thăm khám chính xác.
Để đảm bảo rằng bào thai phát triển tốt và không gặp phải vấn đề gì, bạn cần mang chó đến cơ sở thú ý để khám

Thời kỳ chó mang thai có rất nhiều thay đổi. Vì thế, người nuôi cần chú ý thật kỹ để có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý, đảm bảo chó mẹ và chó con được sinh ra với sức khỏe tốt nhất. Chúc cho cún yêu của bạn được “mẹ tròn con vuông”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *