Giun tim ở chó – Căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho thú cưng

Giun tim ở chó là một căn bệnh nguy hiểm trên thú cưng có thể khiến chó nhà bạn bị tử vong. Vì vậy, bạn cần biết cách phòng tránh, cũng như phát hiện kịp thời căn bệnh này ở thú cưng để điều trị kịp thời. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, và cách phòng tránh bệnh để giúp chó nhà bạn luôn khỏe mạnh, hoạt bát nhé.

Bệnh giun tim ở chó là gì?

Giun tim ở chó là bệnh kí sinh do giun chỉ Dirofilaria Immitis gây ra. Và trung gian truyền bệnh đi khắp muôn nơi không đâu xa lạ đó chính là loài muỗi, có thể kể tên như: muỗi Aedes, muỗi Anophel và Culex spp. Khi chó bị bệnh giun tim nặng, tim chó sẽ giãn nở, tâm thất bị tắc nghẽn, phổi sẽ nổi nhiều khối u gây nên bệnh viêm gan cấp tính. Sau đó có thể dẫn tới tử vong.

Khiếp sợ bệnh giun tim ở chó
Khiếp sợ bệnh giun tim ở chó

Bệnh giun tim lây lan như thế nào?

Khi muỗi hút máu chó mà đang bị mắc bệnh giun tim, chúng sẽ hút luôn cả ấu trùng giun tim. Những con muỗi đang mang ấu trùng giun tim này lại hút máu những con chó khác, và truyền những ấu trùng này vào cơ thể của những con thú mới. Sau khoảng 75 – 120 ngày chó bị nhiễm ấu trùng do muỗi truyền, ấu trùng này sẽ tiếp tục phát triển thành giun non, di chuyển vào dòng máu, đi qua tim và cư trú ở phổi, tại đây, chúng phát triển thành giun trưởng thành.

Các loài động vật nào có thể bị nhiễm giun tim

Bệnh giun tim thông thường hay gặp ở chó và rất hiếm gặp ở người (nhưng việc con người nhiễm bệnh giun tim là hoàn toàn có). Một khi chó bị nhiễm bệnh, giun tim sẽ sinh trưởng, phát triển và sinh sản trong cơ thể loài chó, có thể lên đến hàng trăm cho con giun tim sống trong cơ thể chó. Ở chó có thể bị nhiễm giun tim đến hàng trăm con. Vì vậy mà khi chó bị mặc bệnh giun tim cực kỳ nguy hiểm.

Giun tim ở chó có thể lây lan cực kỳ nguy hiểm
Giun tim ở chó có thể lây lan cực kỳ nguy hiểm

Triệu chứng thường thấy khi chó mắc bệnh giun tim

Bệnh giun tim ở chó sẽ không nhận biết được cho đến khi giun phát triển đến giai đoạn trường thành. Bởi có thể khi chó có thể nhiễm bệnh 9 – 10 tháng những vẫn không có triệu chứng.

– Viêm thành mạch quản, nghẽn mạch máu. Nếu lượng máu về tim không đủ sẽ gây hở van tim. Phần bên phải của tim giãn rộng, xảy ra phù phổi, gan, thận.

– Chó sẽ ho kéo dài, dạng mãn tính, thở khó, chảy nhớt dãi ở miệng.

– Nhanh mệt khi vận động nhiều, chậm chạp, uể oải, lười vận động, gầy còm và thiếu máu kéo dài.

– Chó có triệu chứng phù nề ở phần dưới bụng, ngực hay vùng bàn ngón.

– Nước tiểu đục, có lẫn máu do độc tố của giun gây viêm thận.

– Liệt nhẹ 2 chân sau, động kinh.

Nếu chó nhà bạn bị những triệu chứng trên thì hãy nhanh chóng mang đến phòng khám thú y để giải quyết chữa trị kịp thời ngay nhé.

Chó có triệu chứng ho dài, chảy nhớt dãi, uể oải không vận động
Chó có triệu chứng ho dài, chảy nhớt dãi, uể oải không vận động

Cách điều trị bệnh giun tim ở chó

– Điều trị bằng phương pháp tiêm

Nếu như chó nhà bạn đã bị giun tim xâm nhập đã lâu và đã trưởng thành. Đầu tiên, bạn cần sử dụng Aspirin 500mg/viên liều 20mg/kg P10 sẽ giúp làm giãn mạch máu, để phòng tránh được tách mạch máu trước khi sử dụng levamisol.

Sau đó, sẽ sử dụng levamisol HCl đường uống liều 25-30mg/kg P/ngày kéo dài từ 15 ngày đến 20 ngày tùy vào sự chỉ định của bác sĩ. Hoặc có thể sử dụng Immidicide( melarsomine).
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì bạn chỉ cần dùng liều 2,5mg/kg P (tiêm vào vùng bắp). Nên chia làm hai lần tiêm, mỗi lần cách nhau 24 tiếng, cứ sau 4 tháng thì bắt đầu lặp lại.

Còn đối với tình trạng bệnh nặng thì bạn cần dùng 2,5mg/kg P (tiêm bắp), trong khoảng 1 tháng sau thì lặp lại.

– Điều trị bằng phương pháp gắp giun tim

Phương pháp này khá phức tạp và cần bác sĩ có kinh nghiệm cao thực hiện. Bạn sử ivermectin 0,5mg/kg P tiêm dưới da và levamisol 10mg/kg P/ngày/1 lần trong thời gian kéo dài từ 6 đến 10 ngày.

Điều trị giun tim ở chó bằng phương pháp tiêm
Điều trị giun tim ở chó bằng phương pháp tiêm

Biện pháp để ngăn và phòng bệnh giun tim ở chó

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc dưới đây để phòng bệnh:

– Revalution: Đây là dạng thuốc mỡ có thể bôi ngoài da vùng gáy (giữa 2 xương bả vai) của chó, mỗi tháng 1 lần.

– Advanmix: Đây cũng là dạng thuốc mỡ dùng để bôi ngoài da và mỗi tháng dùng 1 lần.

– Nên thường xuyên phun thuốc diệt trừ muỗi, dọn dẹp khu vực xung quanh chuồng chó không cho muỗi có điều kiện sống và sinh sản.

– Nên mang thú cưng đi khám định kì để đảm bảo và phòng ngừa sớm các bệnh thường gặp.

Trên đây là các thông tin về bệnh giun tim về chó mà bạn nên biết để phòng tránh cho thú cưng nhà mình. Hy vọng, bài viết ở trên đã mang lại những thông tin giá trị bổ ích đến với bạn. Giờ đây, bạn có thể đã nắm được mọi điều cần biết về căn bệnh giun tim ở chó cách chữa trị rồi phải không nào. Tuy nhiên việc điều trị cần được thực hiện ở một phòng khám thú y uy tín, chất lượng, nên bạn hãy cân nhắc và lựa chọn kỹ càng nhé. Hãy thường xuyên truy cập trang web để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới hơn, để chăm sóc cún cưng nhà mình một cách tốt nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *