Các bệnh thường gặp ở chó con chủ nuôi cần lưu ý

Trong quá trình nuôi chó cưng, chắc chắn sẽ có lúc chó bị ốm đau, bệnh tật,.. Đặc biệt trong giai đoạn chó mới lớn, bạn cần lưu ý các bệnh thường gặp ở chó con để có thể nhận biết, đề phòng hoặc điều trị kịp thời tại nhà sớm.  Từ đó, mới đảm bảo được chó con nhà bạn lớn khôn và khỏe mạnh được.

Sau đây là những bệnh thường gặp nhất ở chó con:

1/ Bệnh Care – Một trong các bệnh thường gặp ở chó con

– Bệnh Care ở chó là gì?

Bệnh Care hay bệnh sài sốt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virus có tên Canine Distemper Virus – CDV thuộc giống Morbillivirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Đây là 1 trong các bệnh thường gặp ở chó con. Và bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh. 

– Triệu chứng của bệnh:

+ Có biểu hiện sốt cao 39- 42 độ C, viêm các niêm mạc, mắt chó bị sưng húp. Đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp, viêm phổi, nổi mụn ở da và có triệu chứng thần kinh.

+ Khoảng thời gian 2 – 6 tháng tuổi, chó thường mắc căn bệnh này. Các di chứng thần kinh để lại, dù đã điều trị khỏi bệnh như: đi choãi chân, run rẩy khi đi lại…

Bệnh Care thường gặp ở chó con
Bệnh Care thường gặp ở chó con

– Cách phòng bệnh Care ở chó

+ Tiêm phòng vaccine, phòng bệnh Care lúc  3 tuổi,.. hoặc dùng loại vaccine phòng 5 bệnh

+ Vệ sinh sạch sẽ cơ thể chó cũng như chuồng trại để tránh bệnh care cũng như các bệnh thường gặp ở chó con.

– Điều trị bệnh Care:

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên nếu chó bị bệnh, phải nhanh chóng cách ly để tránh lây nhiễm. Bạn có thể dùng – một trong các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn kế phát như: Vime-Tobra, Amoxi 15 % LA, Vimexyson C.O.D, Spectylo, Lincocin 10%…. Kết hợp với các thuốc bồi dưỡng, trợ sức sau: vitamin C, B. complex fortified , Paravet, Atropin, Na.campho,…

Do tần suất tiêu chảy nhiều, bạn nên  truyền dịch Glucose 5% nhằm bổ sung nước và chất điện giải để chó mau hồi phục.

2/ Ho cũi chó – Dễ gặp nhất trong các bệnh thường gặp ở chó con

– Triệu chứng của bệnh:

Chó có biểu hiện ho khạc nhổ kéo dài từ 7-21 ngày, do viêm đường hô hấp trên:

+ Giai đoạn đầu: ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, nên rất khó có thể nhận biết chó đã mang bệnh vào giai đoạn đầu. Nếu bạn để ý kỹ sẽ có biểu hiện như: mắt không trong sáng, có rửa ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra…

+ Giai đoạn mãn tính: cân nặng chó giảm sức nhanh do vi khuẩn, virus khác như: Parvovirus, Carre… Biểu hiện tiêu chảy, phân nát có chất nhầy, máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.

Thời gian tuổi chó hay bị mắc bệnh là dưới 6 tháng tuổi, chó ở những vùng rét lạnh, ẩm ướt hoặc bị stress. Thời gian bệnh kéo dài nhiều tuần, thậm chí 2 tháng. Có những trường hợp đã được chữa khỏi dựa vào triệu chứng, nhưng sau đó bị lại thì tỷ lệ tử vong rất cao.

– Cách phòng bệnh ho cũi chó:

Đã có vaccine tiêm phòng bệnh ho cũi cho chó con. Vì vậy, bạn nên tiêm phòng vacxin định kì, luôn giữ môi trường sống xung quanh cho chó con luôn sạch sẽ nhé!

– Điều trị bệnh ho cũi chó:

+ Bệnh chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Bạn nên cách ly cún mắc bệnh, tiến hành truyền bù dịch, điện giải, bù năng lượng.

+ Sử dụng kháng sinh để chống các bệnh cơ hội, trợ sức, hỗ trợ hô hấp, chăm sóc thật đặc biệt. Đưa chó đến bác sỹ thú y để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Ho cũi chó - Dễ gặp nhất trong các bệnh thường gặp ở chó con
Ho cũi chó – Dễ gặp nhất trong các bệnh thường gặp ở chó con

3/ Bệnh viêm dạ dày- ruột trên chó

– Triệu chứng bệnh viêm dạ dày:

+ Thời gian đầu: chó ít ăn hoặc bỏ ăn, sốt 39,5 – 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy.

+ Thời gian sau: chó có tần suất nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày.  Chó bị mất nước như: mắt trũng, bụng hóp, da nhăn nheo…Nên cấp nước ngay lập tức, tránh để chó mất nước.

+ Thời kỳ cuối: chó thường có biểu hiện chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá. Thân nhiệt sẽ giảm nếu chó chuẩn bị chết. Lúc này chó sẽ kiệt sức, nằm một chỗ,… Chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.

Nếu bạn không chăm sóc chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết 90 – 100%, trong thời gian 2 – 4 ngày.  Nếu qua khỏi có thể viêm dạ dày ruột mãn tính. Căn bệnh này làm chó bị gầy còm, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy. 

Nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày và ruột cấp ở chó là do giun móc. Trong cấu tạo của giun móc có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng, không tràng để hút máu, tạo ra những tổn thương và xuất huyết trong tổ chức niêm mạc ruột. 

– Điều trị bệnh viêm dạ dày ở chó:

+ Nguyên tắc điều trị: chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó điều trị nguyên nhân song song với điều trị triệu chứng, trợ sức, trợ tim,….

+ Các loại kháng sinh thường dùng để điều trị như sau:Spectylo,Tylenro 5 + 5.Kèm theo điều trị triệu chứng và bồi dưỡng bằng các loại như: Vime C, Vitamin B6, Vitaral, Paravet, P.Atropin, PNa.campho. Bên cạnh đó nên truyền glucose 5% để  cấp nước và bổ sung chất điện giải giúp chó nhanh hồi phục.

Nếu nguyên nhân là giun móc thì khi chó trở lại bình thường nên dùng thuốc tẩy giun móc như: Levavet, Vimectin,.. để tiêm dưới bắp hoặc dưới da.

3/ Bệnh ghẻ Demodex

– Triệu chứng của bệnh ghẻ Demodex

Bệnh được phân thành 2 dạng: Khu trú hoặc toàn thân, tùy vào đánh giá trình trạng bệnh và cách xử trí đối với từng loại.

Đôi khi không gây ngứa, tuy nhiên bệnh ghẻ toàn thân và ở bàn chân có thể gây đau đớn dữ dội. Ở vùng da rụng lông bị đóng vảy và đỏ lên.

+ Ghẻ dạng khu trú: Thường có ít vùng rụng lông ( từ 5 – 12 điểm), nhỏ, thường xảy ra ở chó con. Điều trị dễ dàng đạt hiệu quả cao

+ Ghẻ dạng toàn thân: Tình trạng dạng bệnh trở nên trầm trọng, làm thú bị rụng lông toàn thân, da đóng vảy, tiết dịch. Có biểu hiện lờ đờ, sốt cao, nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn thứ phát. Những biểu hiện kế phát của bệnh ghẻ Demodex toàn thân: mụn, mụn mủ, đỏ da,…

Bệnh ghẻ Demodex ở chó con
Bệnh ghẻ Demodex ở chó con

– Phòng bệnh ghẻ Demodex

Vệ sinh nơi ở, tắm chó thường xuyên. Chăm sóc đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đảm bảo chó có sức khỏe đề kháng tốt. Bạn có thể sử dụng các loại kháng sinh để phòng và ngừa tái phát như: advocate, Dermaleen,…

– Điều trị bệnh ghẻ Demodex

Tùy vào từng trường hợp mà điều trị, kiểm tra ghẻ mỗi tháng. Khi cạo da, bạn nên đếm số ghẻ, nhộng, ấu trùng, trừng,… kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phân giải 40 hoặc 100

Nếu không có sự thuyên giảm thì nên thay đổi liệu pháp điều trị.

Các loại kháng sinh nên dùng:

+ Ghẻ Demodex khu trú: Advocate, Dermaleen, Catosal

+ Ghẻ Demodex toàn thân: Advocate, Dermaleen, Amoxisol L.A ( tiêp bắp), Catosal 10%,..

Trên đây là thông tin về các bệnh thường gặp ở chó con, bạn đọc cần lưu ý về triệu chứng, cách phòng và trị bệnh để luôn giữ cho chú cún của mình có một sức khỏe cũng như sức đề kháng thật tốt. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *