Việc nuôi thú cưng hiện nay trở nên phổ biến với con người. Hầu như nhà ai cũng có một loại thú cưng để bầu bạn. Trong quá trình nuôi, đặc biệt là chó, sẽ luôn có ít nhiều những vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, tiêm phòng cho chó con là việc thiết yếu để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng cũng như là an toàn cho mọi người.
1/ Tiêm phòng cho chó là gì? Cơ chế hoạt động của vacxin
Tiêm phòng cho chó là gì?
Tiêm phòng cho chó được hiểu đơn giản là việc đưa vào cơ thể chó một loại vacxin. Tiêm phòng bằng vacxin hiện nay là phương pháp phổ biến, tiện lợi và hiệu quả nhất.

Cơ chế hoạt động của vacxin
Vacxin thực chất là một loại dược phẩm hay chế phẩm có chứa tính kháng nguyên. Cơ chế hoạt động của vacxin như sau: khi được đưa vào cơ thể, vacxin sẽ được nhận diện là một vật thể mới và lạ. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch (bạch cầu, tế bào T độc, tế bào Lympho nhớ, đại thực bào, tế bào B) sẽ hoạt động nhanh hơn. Chúng tiêu diệt mầm bệnh không để cho virus có thời gian ủ bệnh. Chính vì thế, sau này, nếu cùng một loại virus đó bên ngoài cơ thể xâm nhập vào, thì hệ miễn dịch đã ghi nhớ và có thể tự chống lại loại virus đó. Việc tiêm phòng cho chó con giúp cho cơ thể của chúng có sức đề kháng cao ngay từ khi còn nhỏ.
2/ Tại sao phải tiêm phòng cho chó con?
- Khi chó còn nhỏ, việc tiêm phòng sẽ phát huy công dụng hơn bao giờ hết. Lúc này hệ miễn dịch có thể làm việc hiệu quả. Tránh để tình trạng chó quá lớn rồi mới tiêm phòng.
- Việc phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh. Chính vì thế tiêm phòng giúp chó có sẵn kháng thể, chống lại các căn bệnh nguy hiểm phổ biến như Care, Parvo, viêm gan, ho cũi,..
- Tiết kiệm được tiền bạc, thời gian, công sức của bạn. Bởi nếu như chó không may nhiễm bệnh, thì việc chữa trị rất dài và tốn kém.

3/ Một số loại vacxin trên thị trường hiện nay?
- Vacxin phòng 5 bệnh: Care, Parvo, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm.
- Vacxin phòng 6 bệnh: 5 bệnh trên, Leptospira.
- Vacxin phòng 7 bệnh: 6 bệnh trên và thêm Coronavirus.
Trên thị trường hiện nay, 2 loại vacxin được dùng phổ biến là vacxin phòng 5 bệnh và vacxin phòng 7 bệnh.
4/ Lịch trình tiêm phòng cho chó con

– Với chó sơ sinh nhà đẻ ra:
- Mũi 1: từ 6 – 8 tuần tuổi (loại vacxin 5 bệnh)
+ Phòng bệnh Care : bệnh Care do virus virut Paramyxovirus có trong hệ bài tiết khiến chó có những biểu hiện: chán ăn, ủ rũ, mắt đỏ, tiêu chảy, có nước mũi, rỉ mắt xanh…nếu nặng có thể tử vong.
+ Phòng bệnh Parvo :là loại bệnh do virus Parvo, Corona trong thức ăn, nước uống gây ra. Chó có các biểu hiện bệnh như đi phân lỏng, có lẫn máu có mùi hôi tanh.
+ Phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm:do virus Adenovirus gây ra làm cho chó cưng của bạn cảm thấy ủ rũ, mệt mỏi, bụng bị phình to.
+ Ngoài ra còn phòng bệnh ho cũi chó và cúm
- Mũi 2: từ 10- 12 tuần tuổi (loại vacxin 7 bệnh)
Bên cạnh 5 bệnh đã đề cập ở trên, mũi tiêm này có thêm 2 bệnh là:
+ Bệnh Lepto: chó bị nhiễm do vi khuẩn Leptospira xâm nhập qua vết thương hở, gây chán ăn, mệt mỏi, có nôn và phân dạng lỏng.
+ Bệnh Corona: do virus Corona trong ruột non gây ra, biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy,..
- Mũi 3: từ 12 – 14 tuần tuổi (vacxin phòng dại)
Bệnh dại là do virus Rhabdovirus lây lan bằng đường nước dãi, vết cắn của chó. Chó sẽ bị hoảng loạn, hung dữ bất thường, bị bại liệt. Bệnh có thể lây qua người.
- Mũi 4: 1 năm tuổi (nhắc lại mũi 2 – loại vacxin 7 bệnh)
Tuy không bắt buộc nhưng nên tiêm để chó cưng có sức đề kháng tốt nhất.
– Với chó được mua về:
– Độ tuổi tốt nhất để mua là 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh rõ ràng cụ thể.
– Nếu chưa tiêm vacxin thì tiêm lại theo liệu trình chó sơ sinh.
– Nếu từng tiêm 2 mũi thì hoàn toàn có thể tiêm thêm mũi thứ 3.
– Dù chó đã trưởng thành cũng nên tiêm phòng.
– Hằng năm nên tiêm định kỳ.
5/ Những điểm cần lưu ý khi tiêm phòng cho chó con
– Bạn cần kiến thức về các phản ứng với vacxin để đảm bảo an toàn cho chó. Mặc dù trường hợp phản ứng với vacxin sẽ rất hiếm. Biểu hiện bên ngoài mà bạn có thể nhận ra là: sưng tai chỗ tiêm, sốt nhẹ, yếu sức, chán ăn, hắt hơi, ho,…

– Nếu chó của bạn chưa tiêm phòng lần nào khi đã lớn, nên đưa đi tiêm ngay từ mũi đầu tiên.
– Không được tẩy giun và tiêm vacxin đồng thời. Nên tẩy giun trước khi tiêm từ 3 – 4 tuần.
– Không tiêm phòng cho chó con khi chúng đang ốm.
– Có thể đưa đi tiêm trước từ 1- 2 tháng với lịch tiêm phòng, nếu muốn phối giống cho chó cưng.
– Các trung tâm y tế của huyện, xã có tổ chức tiêm vacxin định kỳ cho chó, mèo, trâu, bò,… Bạn nên lưu ý để có thể đưa thú cưng của mình đi tiêm
– Tiêm định kỳ hằng năm cho chó cưng của bạn
Như vậy chúng tôi đã cung cấp thêm kiến thức về việc tiêm phòng vacxin cho chó. Việc tiêm phòng cho chó con sẽ tránh được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy hãy nhanh chóng đưa chó cưng của mình ra các cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng ngay khi còn nhỏ.