Nhận diện biểu hiện chó dại và cách phòng tránh chó dại

Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguồn truyền virus lớn nhất là ở chó (95-97%). Vì chúng di chuyển rộng và cắn lung tung đã gây ra những cái chết đau đớn ở cả chó lẫn con người. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhận diện chó dại qua những dấu hiệu, triệu chứng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức về biểu hiện chó dại và cách phòng tránh.

Những biểu hiện chó dại và cách phân loại

Chó dại thường được nhận diện qua các biểu hiện như sau:

+ Tâm trạng thất thường, thói quen thường ngày bị đảo lộn.

+ Cắn liên tục dù không bị trêu chọc, âm thanh khi sủa hay gầm gừ khác thường, thậm chí sửa không thành tiếng

Không tiết được nước dãi là biểu hiện chó dại dễ nhận biết
Không tiết được nước dãi là biểu hiện chó dại dễ nhận biết

+ Bỏ bữa, chán ăn hay ăn những thứ lạ như móng chân, móng tay, gậy,…

+ Dễ bị kích động, chạy liên tục không rõ lý do

+ Bị sùi bọt mép hay không kiểm soát được nước bọt

Phân loại các thể chó dại qua biểu hiện chó dại

Tuy biểu hiện chó dại thông thường là như trên nhưng trong cuộc sống ta cũng thấy có sự khác nhau giữa những con chó bị dại. Có con thì rất hung hăng, có con thì buồn rầu, ủ rũ hay lại nôn mửa. Chính vì vậy, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra chó dại được chia thành 3 thể: thể điên cuồng, thể câm và thể ruột.

1. Thể dại cuồng

Trước khi thời kỳ điên cuồng, chó dại sẽ có biểu hiện tiền lâm sàng diễn ra trong vài giờ hoặc 1-2 ngày: Tìm khu vực tối hoặc kín đáo để trốn; miễn cưỡng hay quá vồn vã khi chủ đến gần; ăn nhiều hơn, có thể sốt; hay sủa vài tiếng vu vơ. Sau đó chó trở nên hung hăng với từng thời kỳ rõ ràng:

– Thời kỳ điên cuồng: 

+ Dễ bị kích động, hay giật mình, cắn dữ dội, hồi dài dù chỉ có tiếng động nhẹ.

+ Vồ vập khi được chủ gọi, chạy nhảy liên tục, nhảy đớp vô định những thức ăn tưởng tượng.

+ Nổi ngứa ở chỗ bị thương nên chó liếm liên tục hay chó tự cắn, cào đến mức chảy máu.

+ Bỏ ăn do khó nuốt như bị hóc trong cổ, khát nước, muốn uống nhưng không uống được.

+ Sốt cao, mắt đỏ ngầu, đồng tử giãn ra

+ Tiết nhiều nước dãi, sùi bọt mép.

+ Thậm chí, bỏ nhà đi và thường không trở về.

+ Có thể tấn công những con chó khác và cả con người.

Hình ảnh biểu hiện chó dại thể cuồng
Hình ảnh biểu hiện chó dại thể cuồng

– Thời kỳ bại liệt: Sau khi bị kích động, điên cuồng, chó sẽ đến thời kỳ bại liệt:

+ Hàm bị trễ, lưỡi thè ra ngoài, không có khả năng tiết nước dãi, không ăn hay uống được do liệt hàm dưới và lưỡi.

+ Chân sau tê liệt ảnh hưởng đến việc di chuyển

+ Không thể hô hấp và kiệt sức nên chỉ sau 3-7 ngày là chó chết.

2. Thể dại câm

Trong tất cả các biểu hiện chó dại, thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các, còn lại là thể dại câm. Ở thể này, chó sẽ không trải qua thời kỳ điên dại, hung hăng mà chó sẽ có những dấu hiệu như:

– Buồn rầu, ủ rũ, không cắn hay sủa được mà chỉ có tiếng gầm gừ trong họng.

– Nửa người hay hai chân sau sẽ bị bại liệt nhưng thông thường là liệt cơ hàm dẫn đến việc không thể ăn, uống và không tiết được nước dãi.

– Không hô hấp được, rối loạn hệ tuần hoàn nên chỉ trong vòng 2-3 ngày là chó chết.

3. Thể ruột

Bên cạnh thể cuồng và thể câm, chó dại còn có thể ruột. Triệu chứng để nhận biết chó bị dại thể  ruột là nôn mửa liên tục, có dấu hiệu bị viêm dạ dày – ruột. Chó không có biểu hiện hung hăng như thể cuồng và cũng không ủ rũ như thể câm, chó không thể ăn uống nên chỉ sau 2-3 ngày là chết.

Cách phòng tránh chó dại hiệu quả

Người chủ nuôi chó cần đưa thú cưng đi kiểm tra và phòng dại định kỳ hàng năm để bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi cũng như chính bản thân mình. Nắm rõ lịch trình tiêm phòng dại là cách phòng tránh tốt nhất.

– Đối với chó con mới sinh, khi được 4 tuần tuổi phải đưa chó đi tiêm lần đầu. Khi mang thai nếu chó mẹ đã được tiêm phòng thì chó con được 3 tháng tuổi sẽ tiêm mũi đầu tiên và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

– Thường xuyên giám sát chó, trông chừng chó, không được thả chó ra đường mà chưa có đeo rọ mõm. Khi đưa cho ra nơi đông người cần phải để ý chó, tránh chó đi lang thang.

Tiêm phòng chó dại là cách phòng tránh hiệu quả
Tiêm phòng chó dại là cách phòng tránh hiệu quả

Khi phát hiện biểu hiện chó dại như trên nên đưa thú cưng tới các phòng khám, cơ sở thú y gần nhất để được kiểm tra và có cách phòng tránh hiệu quả nhất. Tại gia, bạn cần có những biện pháp để phòng tránh bệnh dại:

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi nuôi nhốt chó và khử trùng khi phát hiện có virus xung quanh chuồng trại hoặc nơi ở.

– Không tiếp xúc với chó nhiễm dại, đặc biệt khi chó dại, hạn chế cho chó ra ngoài, tiếp xúc với những con khác hay người lạ tránh sự lây nhiễm vi rút dại sang người.

– Chó bị dại cần phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn để tránh lây lan.

Nắm vững những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn thêm các biểu hiện chó dại và cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Hy vọng bạn sẽ trở thành người nuôi thú cưng thông thái!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *