Bạn lần đầu nuôi chó nên chưa có kinh nghiệm chăm sóc chó mang thai? Băn khoăn, lo lắng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chăm sóc cún trong giai đoạn này không quá khó như bạn nghĩ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung nhanh những kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc chó mang thai. Đừng bỏ lỡ nhé!

Dấu hiệu nhận biết để chăm sóc chó mang thai

Cơ thể biến đổi khi chó mang thai

Dấu hiệu nhận biết chó mang thai rõ ràng nhất là quan sát biến đổi cơ thể. Đặc biệt ở núm vú và phần bụng của chó.

Khi mang thai, núm vú của chó mẹ sẽ cương cứng và hồng lên trông thấy. Trong khi đó, phần bụng sẽ tròn đầy và to dần lên.

Quan sát kỹ biến đổi cơ thể để chăm sóc chó mang thai
Quan sát kỹ biến đổi cơ thể để chăm sóc chó mang thai

Thay đổi về hành vi

Sự thay đổi về thể trạng trong quá trình mang thai khiến chó ăn uống ít hơn. Thêm vào đó, thay vì yêu thích các hoạt động cún yêu sẽ lủi vào chỗ khuất một mình, để tìm sự yên tĩnh và ấm áp.

Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu mang tính ước đoán. Thông thường, sau khi mang thai 1 tháng, những dấu hiệu chó có bầu mới thực sự rõ rệt. Để chắc chắn hơn, bạn có thể đưa cún đến các phòng khám thú y gần nhất, để có kết quả chính xác.

Kinh nghiệm chăm sóc chó mang thai 

Từ khi thai hình thành, tổng thời gian mang thai của chó khoảng 9 tuần. Trong khoảng thời gian này, ứng với từng giai đoạn người nuôi cần có chế độ chăm sóc riêng.

  • Giai đoạn đầu thai kỳ: Từ 1 – 30 ngày đầu

Giai đoạn đầu thai kỳ, chó cái chưa có các dấu hiệu mang thai rõ rệt. Vì thế, có rất nhiều người nuôi không phát hiện ra, dẫn đến chế độ chăm sóc cún chưa được hợp lý.

Nếu bạn đã biết chó mang thai thì ở thời điểm này nên bổ sung thêm Canxi vào trong khẩu phần ăn hằng ngày. Giảm thiểu đồ ăn có chứa nhiều dầu, mỡ. Một số chó cái trong 3 – 4 tuần đầu sẽ có hiện tượng chán ăn. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì biểu hiện này sẽ sớm kết thúc khi bước sang giai đoạn kế tiếp.

Bên cạnh đó, cần chú ý để chó tránh hoạt động hay vận động mạnh. Đồng thời, tránh cho chó tiếp xúc với những con chó khác, đặc biệt chó lạ. 

  • Giai đoạn giữa thai kỳ: Từ 31 – 45 ngày

Đây là giai đoạn, cơ thể chó mẹ đã bắt đầu có những dấu hiệu mang thai rõ rệt. Vú phát triển, căng tròn; bụng to ra. Đặc biệt, bạn sẽ quan sát thấy cún ăn nhiều và lười vận động hơn.

Trong thời kỳ này, chó mẹ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất sắt và các loại rau củ quả. Tuy nhiên, cũng không được cho cún ăn quá no trong một bữa. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Đây là giai đoạn chó mẹ rất dễ bị sảy thai nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vậy nên, bạn hãy cố gắng quan tâm hơn đến cún yêu cũng như dọn dẹp sạch sẽ nơi ở của chúng.

  • Giai đoạn cuối thai kỳ: 46 ngày đến khi đẻ

Giai đoạn cuối thai kỳ, chó mẹ cần được bổ sung các loại thực phẩm 

Mega-cal theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Đồng thời, cung cấp thêm chất canxi cho chó từ xương sụn được hầm mềm lấy nước. 

Nếu có thời gian, bạn có thể dắt chó đi dạo, tránh tình trạng lười vận động, nhằm cho cún một thể lực và sức khỏe tốt nhất, để “vượt cạn” thành công.

Đưa chó đi vận động ngoài trời
Đưa chó đi vận động ngoài trời

Những lưu ý khi chăm sóc chó mang thai

Đưa chó đang mang thai đi khám bác sĩ

Khi chó của gia đình bạn mang thai khoảng 1 tháng, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y, để được thăm khám chính xác về tình trạng sức khỏe cũng như thời gian dự sinh của chó mẹ.

Đặc biệt, việc đi khám bác sỹ thường xuyên còn có thể xác định được tình trạng sinh sản của cún có dễ đẻ hay không. Từ đó, có biện pháp phù hợp, để chăm sóc cún một cách tốt nhất.

Đưa chó đang mang thai đi khám bác sỹ định kỳ
Đưa chó đang mang thai đi khám bác sỹ định kỳ

 Không nên tắm cho chó khi chăm sóc chó đang mang thai

Theo khuyến cáo của các bác sĩ thú ý, chó mang bầu không nên tắm. Bởi, khi tắm chó sẽ có thói quen lắc mình để đẩy nước ra khỏi bộ lông. Điều này không may sẽ tác động xấu đến phần bụng dưới của chúng. Việc vận động cơ bụng mạnh và thường xuyên có thể khiến gia tăng tình trạng sẩy thai. Ngoài ra, khi tắm chó có thể bị trượt té trong quá trình vệ sinh rất nguy hiểm. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho chó thì vẫn có thể tắm nhưng cần hãy chuẩn bị khăn lau lớn, để làm khô cho chó ngay sau quá trình tắm rửa. Việc làm này sẽ giúp ngăn chặn kịp thời việc chó lắc mình, rủ bỏ nước.

Nếu bạn có máy sấy chuyên dụng, bạn có thể sử dụng thiết bị này để làm khô lông từ từ cho chúng. Lưu ý là để mức gió vừa phải, để không gây ra tiếng ồn quá lớn (Vì chó khá nhạy cảm với âm thanh).

Chăm sóc chó mang thai không quá khó như bạn nghĩ đúng không. Chỉ cần để tâm một chút là bạn đã có thể giúp cún yêu của mình có được những điều kiện tốt nhất, sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Chúc cún nhà bạn mẹ tròn con vuông!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *