Bạn là một người yêu thú cưng, nên chắc chắn việc chăm sóc thú cưng của mình sau khi sinh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bạn. Chó cưng của bạn sau khi sinh “mẹ tròn con vuông” thì thật tuyệt vời rồi. Nhưng còn nếu không may chó đẻ bị sót rau sau khi sinh, thì làm thế nào để nhận biết tình trạng và cách xử lý ra sao? Bạn chắc sẽ rất lo lắng, nếu nhìn thấy cún yêu của mình bị ốm và bệnh sau khi sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và bình tĩnh xử lý tình trạng này.

Sót rau thai sau khi sinh là gì?

Rau thai là cơ quan liên kết giữa chó mẹ và thai nhi, có dạng túi bọc xung quanh chó con chưa sinh. Rau thai được gắn vào thành tử cung, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Trong quá trình mang thai, rau sẽ tiết ra một số kích thích tố cần thiết cho cơ thể chó mẹ. Ngoài ra, rau thai còn bảo vệ chó con khi chưa sinh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. 

Cơ thể chó mẹ sau sinh không cần đến rau thai nữa và rau thai sẽ được tử cung co bóp đẩy hết ra ngoài. Toàn bộ rau thai phải được loại bỏ sau khi chó đẻ, nếu không thì sẽ xảy ra hiện tượng sót rau thai.

Chó đẻ bị sót rau sau khi sinh
Chó đẻ bị sót rau sau khi sinh

Dấu hiệu nào để nhận biết chó đẻ bị sót rau sau khi sinh?

Nếu bạn thấy những dấu hiệu này thì đừng chủ quan, có thể chó cưng của bạn bị sót rau thai sau khi sinh:

– Tử cung chó mẹ chưa co thắt lại.

– Âm hộ của chó mẹ tiết ra một chất dịch màu xanh là một dấu hiệu.

– Trong một số trường hợp thì chó mẹ có thể bị sốt hoặc bị bệnh toàn thân.

Nguyên nhân chó đẻ bị sót rau sau khi sinh? 

Sót rau thai sau khi sinh do những nguyên nhân chính như : 

– Các cơn co thắt tử cung không đủ mạnh để đẩy rau thai ra ngoài.

– Do tử cung đóng quá sớm khiến một phần rau thai bị kẹt lại.

– Hoặc rau thai bám sâu vào thành tử cung và không thoát hết ra ngoài cùng chó con.

Tìm hiểu nguyên nhân sót rau sau sinh của chó mẹ
Tìm hiểu nguyên nhân sót rau sau sinh của chó mẹ

Sót rau thai sau khi sinh ở chó có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Rau thai nếu không được loại bỏ sạch khỏi tử cung có thể gây ra viêm nhiễm ở tử cung khiến chó cưng bị  sốt, mất nước, hôn mê, nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, âm đạo chảy mủ, đỏ lên hoặc ngả nâu và có mùi hôi. Viêm tử cung thậm chí có thể ảnh hưởng tới chó con do lây nhiễm độc tố trong sữa mẹ, nên cần cho ăn ngoài. 

Cách xử lý chó đẻ bị sót rau sau khi sinh

Sau khi sinh 24 – 48 tiếng, bạn cần cho chó mẹ và chó con đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Rau thai sót lại có thể được đưa ra ngoài bằng cách tiêm kháng sinh Oxytocin, một loại hormone tự nhiên, được tiết ra từ vùng dưới đồi thị trong não, kích thích tử cung co lại, khiến nhau thai còn lại hoặc thai chết trong tử cung được đẩy hết ra ngoài, ngăn ngừa bệnh viêm tử cung. 

Cho 2 mẹ con chó cưng đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe
Cho 2 mẹ con chó cưng đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe

Trước khi tiêm Oxytocin, có thể sử dụng Canxi Gluconate. Khi điều trị y khoa bằng Oxytocin không thành công, chó cần được phẫu thuật để loại bỏ rau thai còn sót lại từ tử cung. Nếu chó của bạn không được gây giống tạo nữa, thì cắt buồng trứng (triệt sản) có thể được các bác sĩ thú y khuyến cáo.

Nhưng tốt hơn hết là bạn nên thực hiện biện pháp phòng ngừa, theo dõi và lưu ý từ khi chó cưng của mình mang thai. Chẩn đoán tình trạng sót rau thai bằng cách quan tâm đến lịch sử lần sinh gần nhất của cún yêu, cùng kết quả tình trạng tiết dịch xanh ở âm hộ. Các xét nghiệm được bác sĩ thú y đề nghị: xét nghiệm máu định kỳ (mặc dù xét nghiệm này có thể cho kết quả hoàn toàn bình thường), xét nghiệm tế bào học âm đạo, chụp X-quang hoặc siêu âm cổ tử cung.

Hoặc trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ thú y sẽ thực hiện phẫu thuật thăm dò. Một trong những cách phòng ngừa hiệu quả nhất đó là: bạn có thể nhờ bác sĩ thú y dự đoán số lượng chó con sẽ ra đời. Chủ nuôi có thể biết được số chó con ra đời đủ chưa, và xử lí kịp thời nếu vẫn còn nhau thai trong bụng do chưa đẻ hết (mỗi một nhau thai tương ứng với một chú chó con).

Bài viết trên đây đã chia sẻ các nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý chó đẻ bị sót rau sau khi sinh. Bạn dựa vào các kiến thức trên để giúp chó nhà mình vượt qua giai đoạn sau khi sinh nhé! Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn yên tâm hơn và bỏ túi một vài tips hay để chăm sóc cho cún yêu của mình trong quá trình mang thai và sinh nở. Chúc cún yêu của bạn “mẹ tròn con vuông”, luôn luôn khỏe mạnh và đáng yêu! Để biết thêm nhiều kiến thức trong cách chăm sóc thú cưng nhà mình, thì bạn thường xuyên truy cập trang web của chúng tôi để được cập nhật liên tục các kinh nghiệm trong cách chăm sóc và phòng tránh các bệnh thường gặp ở chó nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *