Dấu hiệu và cách điều trị bệnh ho cũi chó chủ nuôi không nên chủ quan

Bệnh ho cũi chó hay còn được gọi là bệnh viêm khí phế quản truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh. Tuy bệnh không phải quá khó chữa, nhưng chủ nuôi không nên chủ quan và cần có phương pháp điều trị bệnh ho cũi chó hiệu quả, dựa trên triệu chứng bệnh của chó.

Những dấu hiệu của bệnh ho cũi chó

Triệu chứng phổ biến và cũng dễ nhận biết nhất chính là ho khan, họ khạc nặng hay các cơn ho đột ngột. 

Những biểu hiện trên rất dễ nhầm lẫn với trường hợp chó bị hóc vật gì trong cổ họng. Vậy làm sao để phân biệt giữa bệnh ho cũi chó hay hóc dị vật? Nếu có thể, bạn hãy mở miệng chó để kiểm tra, hay một cách khác là cho chó ăn món khoái khẩu của nó. Khi chó bị hóc sẽ không ăn được do nuốt khó khăn, ngược lại thì khả năng cao chúng đang bị bệnh viêm khí phế quản truyền nhiễm.

Tùy thuộc vào sức khỏe của vật nuôi, biểu hiện của chó cũng khác nhau – có con mắc bệnh chỉ có biểu hiện ho. Nhưng số khác có thể mệt mỏi, chán ăn, nặng hơn là nôn ọe ra nước dãi hay sùi bọt mép. 

Tuy bệnh này không khó chữa, nhưng nếu chủ quan thì vẫn có thể dẫn đến tử vong khi chuyển sang giai đoạn suy giảm miễn dịch. Trường hợp này dễ xảy ra ở chó con khi hệ miễn dịch chưa đủ trưởng thành, không được tiêm phòng đầy đủ hay chó già sức đề kháng không còn cao.

Bệnh ho cũi chó
Bệnh ho cũi chó

Nguyên nhân gây bệnh ho cũi chó

Vi khuẩn gây ra bệnh ho cũi chó là Parainfluenza virus, Bordetella bronchiseptica, Mycoplasma, Canine adenovirus (loại 1 và 2), Canine Reovirus (loại 1,2, và 3) và Canine herpes virus.

Chó bị bệnh có thể nhiễm một hoặc nhiều mầm bệnh nói trên. Một điều mà chủ nuôi phải cực kỳ lưu ý, vì bệnh này cực kỳ dễ lây. Chó của bạn chỉ cần tiếp xúc với chó bệnh ở công viên, hoặc ở trong cũi là đã có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh sẽ phát triển trong vòng 3 đến 4 ngày, sau khi thú nuôi tiếp xúc với virus bệnh.

Thậm chí, chó từng bị mắc bệnh vẫn có thể bị nhiễm trở lại. Bởi bệnh ho cũi chó chỉ là thuật ngữ để mô tả triệu chứng chứ không phải tên bệnh. Cụ thể, một chú chó đã khỏi bệnh liên quan đến viêm khí phế quản do chủng A gây ra, nhưng vẫn có khả năng nhiễm chủng B – một trong những vi khuẩn gây ra bệnh ho cũi chó – vì không có kháng thể với chủng bệnh này.

Chó có nguy cơ cao nhiễm bệnh khi tiếp xúc với chó bệnh ở công viên 
Chó có nguy cơ cao nhiễm bệnh khi tiếp xúc với chó bệnh ở công viên

Điều trị bệnh ho cũi chó

Như đã nói ở trên, bệnh ho cũi chó có khả năng lây lan rất cao, nên ngay khi có dấu hiệu bệnh chủ nuôi cần cách ly ngay lập tức chó bệnh. Đồng thời nhanh chóng đưa đến địa chỉ thú y uy tín.

Tại phòng khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng cũng như quá trình phơi nhiễm của chó. Ngoài ra, để chắc chắn hơn, có thể kiểm tra công thức hồng cầu, bạch cầu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sẽ có phác đồ hợp lý cho từng trường hợp để rút ngắn thời gian điều trị.

Nếu chó của bạn vẫn khỏe mạnh, đùa nghịch bình thường, ăn khỏe, bác sĩ thú y có thể chỉ yêu cầu chăm sóc hỗ trợ tổng quát như nghỉ ngơi, cung cấp nước và bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Khi chó biểu hiện bệnh nặng hơn có thể phải sử dụng thuốc để giảm viêm và ho. Nặng hơn nữa cần phải nhập viện để nhân viên thú y có thể theo dõi sát sao.

Đưa chó đến bác sĩ thú y để theo dõi sát sao
Đưa chó đến bác sĩ thú y để theo dõi sát sao

Lưu ý khi chăm sóc chó bị bệnh

  • Cách ly chó mắc bệnh khỏi các con chó khỏe mạnh trong quá trình điều trị, để tránh lây bệnh, ít nhất là 1 tuần sau điều trị.
  • Nên cung cấp lượng nước đầy đủ.
  • Cho ăn thức ăn mềm, đồng thời cho sử dụng thức ăn có thể tăng hệ miễn dịch của chó như bổ sung vitamin C trong các bữa ăn, ví dụ nghiền hay hòa tan viên vitamin C trong nước, mật ong… (có thể tham khảo bác sĩ thú y).
  • Hạn chế cho chó vận động nhiều, cường độ cao.
  • Tránh gió lạnh và bụi vì điều này dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp của chó khiến chúng ho nặng hơn.
  • Có thể cho chó uống thuốc ho dành cho trẻ em nhằm loại bỏ đờm và làm sạch phổi. Nếu chó có triệu chứng ho nhiều vào ban đêm thì việc cho chó uống thuốc ho là cần thiết. Tuy nhiên, không nên tự ý cho chó uống thuốc dành cho người bởi các thành phần trong thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe vật nuôi. Thay vào đó nên hỏi ý kiến của bác sĩ thú y để tránh rủi ro có thể xảy ra.
  • Xông hơi nước ấm để chữa bệnh ho cũi chó giúp long chất nhầy trong ngực. Từ đó làm giảm ho, giảm triệu chứng cảm sốt. Bạn có thể lặp lại quá trình này nhiều lần một ngày khi cần thiết. Việc xông nước ấm rất đơn giản, việc bạn cần chuẩn bị là đưa chó vào phòng tắm kín và xả vòi sen trong vài phút để phòng ấm lên. Lưu ý, bạn không nên để chó ngồi một mình vì chúng dễ bị hoảng loạn và dễ bị bỏng nếu chạm vào nước.
Hạn chế cho chó vận động nhiều, cường độ cao
Hạn chế cho chó vận động nhiều, cường độ cao

Một lời khuyên từ các bác sĩ thú y, khi đã xác định nuôi thú cưng, bạn nên tiêm vacxin đầy đủ và nhắc lại mũi tiêm đúng thời hạn. Bệnh ho cũi chó hoàn toàn có thể được ngăn ngừa khi bạn thực hiện điều này và có tác dụng phòng bệnh trong 12 tháng. Đây là một trong các cách phòng ngừa và điều trị bệnh ho cũi chó hiệu quả nhất. Nếu bạn đang băn khoăn và thắc mắc bất cứ ván đề gì thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *