Chó bị tiêu chảy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hiện tượng chó đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày đều là biểu hiện của chứng tiêu chảy. Đây là bệnh thường gặp ở tất cả các giống chó nhưng lại bị người nuôi xem thường, dẫn đến có không ít trường hợp chó bị tử vong do không được xử lý kịp thời và đúng cách. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về: chó bị tiêu chảy là bệnh gì? Cách điều trị và phòng bệnh ra sao, sẽ giúp bạn chăm sóc cún yêu một cách tốt nhất. 

Chó bị tiêu chảy là bệnh gì? 

Tiêu chảy nhẹ

Tình trạng tiêu chảy nhẹ gặp tương đối phổ biến. Nguyên nhân có thể do: Thay đổi thức ăn đột ngột; ăn quá nhiều trong 1 lần; ăn phải thức ăn hỏng, quá nhiều dầu, mỡ; hoặc khi chó bị nhốt trong lồng, dẫn đến bị stress đều có thể bị tiêu chảy. 

Chó bị tiêu chảy là bệnh gì

Chó bị tiêu chảy là bệnh gì

Tiêu chảy nặng

Trường hợp chó bị tiêu chảy kết hợp ói, đi ngoài ra máu, hôn mê, phờ phạc,… thì rất không may cún nhà bạn đã bị tiêu chảy nặng.

Tiêu chảy nặng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như: 

Bệnh Care, Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis); các bệnh do vi khuẩn: E.coli, Leptospira, Salmonella; các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun (giun đũa, giun tóc, giun móc), Giardia,…

Chó bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Vấn đề nguy hiểm nhất khi chó bị tiêu chảy là tình trạng mất nước, đặc biệt với tình trạng tiêu chảy nặng. 

Việc chó bỏ ăn, thường xuyên đi ngoài ra phân lỏng, ói mửa sẽ càng gia tăng tình trạng mất nước. Khi đó, chó sẽ bị mất chất điện giải cùng các khoáng chất Na, K, Cl. Dẫn đến khô miệng, da mất đàn hồi, mắt trũng và nghiêm trọng nhất có thể bị trụy mạch, dẫn đến tử vong.

Chó bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Chó bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Cách điều trị khi chó bị tiêu chảy

Cấp nước cho chó

– Trường hợp tiêu chảy nhẹ

Nếu chó chỉ bị tiêu chảy nhẹ, không kèm theo ói, bạn có thể sử dụng dung dịch điện giải C-Electrolytes theo tỷ lệ 1 Gam/ 2-4 lít nước. Nếu chó của bạn không uống được, có thể cho vào ống tiêm bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng /giờ.

Cấp nước cho chó giúp tránh trường hợp chó bị tiêu chảy
Cấp nước cho giúp tránh trường hợp chó bị tiêu chảy

– Trường hợp tiêu chảy nặng

Nếu chó bị tiêu chảy nặng có kèm theo nôn mửa thì cách sử dụng dung dịch điện giải trên lại không còn hiệu quả nữa. Tốt nhất, bạn nên tiêm truyền bằng một trong các đường: Tiêm xoang bụng, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da. Đồng thời, nhanh chóng đưa chó đến phòng khám thú y gần nhất.

Sử dụng thuốc kháng sinh khi chó bị tiêu chảy

Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh, để làm giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy của chó. Cụ thể:

– Vimefloro FDP: 1ml/ 5kg thể trọng kết hợp Septryl 240: 1ml/ 10kg thể trọng. Uống ngày 1 lần

– Vime Sone: 1ml/ 5kg thể trọng kết hợp Septryl 240: 1ml/ 10kg thể trọng. Uống ngày 1 lần.

Trường hợp chó tiêu chảy máu kèm ói nhiều nước, có máu đỏ, có thể sử dụng Ampicol: 1ml/ 5kg thể trọng kết hợp Metronidazol: 1ml/ 0,3 kg thể trọng, ngày 1 lần.

Nếu chó tiêu chảy ra máu kết hợp viêm hô hấp, thở khó thì sử dụng Vimespiro FSP: 1ml/ 5kg thể trọng kết hợp Septryl 240: 1ml/ 10kg thể trọng, ngày 1 lần.

Áp dụng chế độ ăn hợp lý

Kiêng cho chó ăn trong vòng 12 – 24 tiếng, để ruột được nghỉ ngơi. Trong quá trình kiêng ăn, nếu cún có biểu hiện suy yếu hay quá mệt mỏi, bạn có thể cung cấp dung dịch đường Glucose hay mật ong.

Hết thời gian ăn kiêng, đừng vội áp dụng chế độ ăn bình thường ngay, mà thay vào đó hãy cho cún ăn nhạt. Chế độ ăn nhạt có thể là cơm trắng kèm thịt gà không da, không tẩm ướp gia vị hoặc cháo trắng thêm một chút muối. Tuyệt đối, không cho chó ăn các loại thịt đỏ cũng như đồ ăn chế biến từ sữa.

Bên cạnh đó, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của cún, để dạ dày dễ dàng hấp thu được. Chế độ ăn như vậy nên kéo dài từ 3 – 5 ngày trước khi cho cún trở lại ăn uống bình thường.

áp dụng chế độ ăn hợp lý
Áp dụng chế độ ăn hợp lý

Cách phòng bệnh tiêu chảy ở chó

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều này luôn đúng cho mọi đối tượng. Vì thế, đối với cún yêu bạn hãy nằm lòng nhanh những phương pháp phòng bệnh tiêu chảy hiệu quả, để “bé” luôn được khỏe mạnh.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Trước hết, cần tiêm phòng cho chó, để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, có vaccine phòng 5 bệnh quan trọng ở chó như: 2 bệnh viêm ruột, tiêu chảy cấp, bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, bạn có thể tìm hiểu để tiêm cho cún yêu.

Bên cạnh đó, chó con dưới 1 tuổi cần được tẩy giun từ 2 – 3 tháng/lần; khi được hơn 1 tuổi cần duy trì nửa năm một lần.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Môi trường sống luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Vì thế, hãy thường xuyên dọn dẹp và khử độc chuồng, nơi ở của chó, đảm bảo luôn sạch sẽ và thoáng mát đặc biệt vào thời điểm giao mùa.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa của chó. Do đó, chú ý đến chế độ ăn uống sẽ giúp cún yêu tránh được những căn bệnh nguy hiểm và tiêu chảy là một trong số đó.

Hạn chế cho ăn những đồ ăn khó tiêu hóa như: Đạm, chất béo; bổ sung thêm rau củ vào khẩu phần ăn hằng ngày. Đồng thời, tránh tình trạng cho chó ăn quá no hay bỏ đói chúng.

Hãy chú ý đến cún cưng mỗi ngày, để phòng tránh chó bị tiêu chảy. Đồng thời, quan sát chúng để phát hiện triệu chứng và xử lý kịp thời trước khi quá muộn. Chúc cún yêu của bạn luôn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *