Bệnh Parvo ở chó là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh Parvo ở chó là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với chó. Theo thống kê mới nhất, thì có 90% ca mắc bệnh này sẽ tử vong. Vậy bệnh Parvo là gì? Làm thế nào để chữa trị kịp thời cho chó khỏi bệnh Parvo? Tất cả câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh Parvo ở chó là gì?

Bệnh Parvo là một loại bệnh phổ biến ở chó rất dễ lây lan, đặc biệt đối tỷ lệ tỷ vong cao với chó chưa được tiêm chủng ngừa và chó con nhỏ hơn 4 tháng tuổi. Căn bệnh này do virus gây ra làm viêm dạ dày và xuất huyết ruột ở chó.

Bệnh Parvo thưởng xảy ra ở chó con
Bệnh Parvo thưởng xảy ra ở chó con

Nguyên nhân của bệnh Parvo ở chó

Bệnh Parvo ở chó do virus Parvo gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể của chó sẽ hủy hoại niêm mạc dạ dày, đường tiêu hóa và hệ thống miễn dịch của chó.

Thời điểm giao mùa là thời gian lý tưởng nhất cho virus hoạt động và phát triển. Vì thế số lượng các ca nhiễm bệnh thường tăng đột biến trong giai đoạn này.

Dấu hiệu của chó mắc bệnh Parvo

Thời gian kể từ khi phát bệnh Parvo đến khi tử vong ở chó khoảng 5-7 ngày. Bệnh biểu hiện ở 3 dạng chủ yếu là dạng đường ruột, dạng viêm cơ tim, dạng kết hợp viêm cơ tim và ruột và có các dấu hiệu như:

– Dạng đường ruột

Dạng này thường gặp phải ở chó từ 5 – 10 tuần tuổi. Chó có dấu hiệu: sốt kéo dài từ, ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy, phân có màu hồng hoặc máu tươi dẫn đến chết vì mất nước.

– Dạng viêm cơ tim

Dạng này hay gặp phải ở chó từ 4-8 tuần tuổi. Chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Chó thường có dấu hiệu: niêm mạc nhợt nhạt, khó thở, nôn mửa, kêu la rồi lăn ra chết.

– Dạng kết hợp viêm cơ tim và ruột

Xuất hiện nhiều ở chó 6 -16 tháng tuổi. Sau 24 giờ kể từ khi có các dấu hiệu: tiêu chảy nặng, thiếu máu, sốc tim, phù phổi chó sẽ tử vong.

Các giai đoạn phát triển của bệnh Parvo ở chó

Những chú cho mắc bệnh do virus Parvo gây ra dù ở dạng nào cũng thường có các giai đoạn chung như sau:

– Giai đoạn 1: Ban đầu chó sẽ có biểu hiện mệt mỏi, giảm ăn hoặc bỏ ăn, thường nằm im một chỗ, ít hoạt động

– Giai đoạn 2: Khi bệnh chuyển sang trạng thái nặng hơn, chó sẽ sốt cao kéo dài, thở khò khè, mắt đỏ, chảy nhiều nước mũi hơn bình thường.

Giai đoạn 3: Sau đó chó gần như nằm một chỗ, không ăn, nhưng vẫn nôn mửa. Song song với đó là dấu hiệu ỉa chảy, phân lỏng, lẫn trong phân có máu đỏ hoặc máu tươi. Nặng hơn nữa có lẫn niêm mạc của ruột và chất nhầy (phân có mùi tanh và hôi).

Giai đoạn cuối: Khi chó đã có dấu hiệu ỉa chảy ra máu thì không thể cứu chữa được nữa, dẫn đến tử vong.

Chó có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn
Chó có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn

Bệnh Parvo có lây sang người không?

Bệnh parvo ở chó được phát hiện vào năm 1970, được xác nhận là dịch lần đầu tiên vào năm 1978 và trở thành đại dịch trên toàn thế giới vào năm 1978.

Virus parvo không gây bệnh cho người. Ngoài gây bệnh cho chó người ta còn tìm thấy chúng ở cáo, chồn và các loại chó hoang dã. Người ta còn phát hiện ra 2 chủng của virus parvo ở mèo nhưng không gây bệnh cho mèo. Virus này chỉ nguy hiểm cho loài chó.

Các chữa trị bệnh Parvo ở chó hiệu quả

Để bảo về các chú chó khỏi sự tấn công của virus Parvo, bạn cần lên kế hoạch chủ động phòng tránh bệnh và điều trị bệnh ngay khi có dấu hiệu nghi nghiễm.

Nếu chó có các dấu hiệu: ủ rũ, nôn khan, mất nước hãy chủ động điều trị bằng bù nước, dịch cân bằng điện giải và chống nhiễm trùng bằng một số loại kháng sinh: cefoxitin, metronidazole, timentin, enrofloxacin. Bổ sung vitamin B-Complex.

Ngoài ra, có thể tạo miễn dịch thụ động bằng truyền huyết thanh của chó khác đã xác định miễn dịch với Parvo hoặc đem tới cơ sở thú y gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Đưa chó đến cơ sở thú y để được chẩn đoán
Đưa chó đến cơ sở thú y để được chẩn đoán

Các cách phòng tránh bệnh parvo cho chó từ xa:

Đầu tiên, biện pháp đơn giản nhất: Chủ động làm sạch, sát trùng thường xuyên môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăm sóc và các phương tiện vận chuyển chó.

Biện pháp thứ 2: Chăm sóc, dinh dưỡng đủ chất, khoa học nhằm làm tăng sức kháng bệnh của chó. Tẩy giun sán cho chó ngay khi chó được 1 tháng tuổi.

Biện pháp thứ 3: Tiêm phòng chậm nhất 1 tháng trước khi chó mẹ mang thai để tạo miễn dịch cho chó con từ trong bụng mẹ ngay sau sinh.

Tiêm phòng để phòng ngừa bệnh Parvo ở chó
Tiêm phòng để phòng ngừa bệnh Parvo ở chó

Biện pháp thứ 4: Cách ly chó con non dưới 4 tháng tuổi chưa được miễn dịch với bệnh Parvo không cho tiếp xúc với chó khác hoặc các tác nhân trung gian có nguy cơ lây nhiễm bệnh: môi trường, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển chó hoặc chủ chó khác.

Biện pháp thứ 5: Tiêm vaccine Parvo cho chó ngay từ 6-8 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại sau một tháng để hoàn thành miễn dịch cơ bản cho chó non và tiêm nhắc lại sau 1 tháng. Hàng năm phải phải tiến hành tiêm chủng nhắc lại một lần.

Trên đây là các thông tin về bệnh Parvo ở chó, bạn nên tìm hiểu thêm về loại bệnh này để biết cách phòng tránh và chữa trị kịp thời cho thú cưng của mình. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ các chú cún yêu của mình phòng chống virus Parvo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *