Bệnh lepto ở chó là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Lepto là bệnh lý nguy hiểm ở chó và có khả năng lây lan rất mạnh, đặc biệt có thể lây sang người. Tuy nhiên, không ít người nuôi chó vẫn còn khá lạ lẫm với căn bệnh này. Nếu bạn cũng nằm trong số đó Nếu bạn là người nuôi chó thì bài viết dưới đây về bệnh lepto ở chó sẽ phần nào giúp các bạn bỏ túi được những kiến thức hữu ích, để phát hiện và điều trị kịp thời cũng như phòng chống bệnh hiệu quả. Đừng bỏ lỡ nhé!

Bệnh lepto ở chó là bệnh gì?

Bệnh lepto ở chó là một bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn. Những con chó bị nhiễm bệnh chủ yếu do các phân loài của Interrogans Leptospira xâm nhập vào da và lan truyền qua đường máu. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn L. grippotyphosa và L. Pomona.

Bệnh Lepto ở chó
Bệnh Lepto ở chó

Bệnh lepto ở chó có nguy hiểm không?

Bệnh Lepto ở chó là một bệnh dịch nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào hệ miễn dịch của chó. Những chú chó nhỏ có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm bệnh hơn và khi nhiễm bệnh có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. 

Một số bệnh lý của bệnh Lepto ở chó thường gặp như:

– Có triệu chứng hoàng đản (củng mạc, niêm mạc lợi, da sẽ chuyển màu vàng), cùng với xuất huyết phân tán.

– Gan sưng to và dễ vỡ, với những mảng dính thùy rõ rệt và biến đổi màu vàng nâu.

– Đốm xuất huyết và tụ huyết được tìm thấy trên khắp màng não.

– Dạ dày loét và xuất huyết, urê huyết.

– Tổn thương thứ cấp của nhiễm độc niệu, như sự khoáng hóa phổi, khoáng hóa niêm mạc dạ dày, và hoại tử fibrin mạch máu là phổ biến.

Đặc biệt, bệnh Lepto có thể lây từ động vật sang người, với các triệu chứng sốt kéo dài giống như bệnh cúm, tổn thương gan thận, thậm chí gây viêm não.

Một số bệnh lý
Một số bệnh lý

Với hệ quả nguy hiểm đó của bệnh Lepto thì làm thế nào để phát hiện sớm cũng như cách điều trị hiệu quả nhất là gì?

Triệu chứng bệnh Lepto ở chó:

  • Thể mãn tính

Triệu chứng bệnh Lepto ở thể mãn tính biểu hiện ra bên ngoài: Chó gầy yếu, rụng lông, đôi khi phù thũng ở mặt, yếm và ngực, nước tiểu vàng. Nếu con cái đang mang thai có thể bị sảy thai.

  • Thể cấp tính

Ở thể cấp tính, chó thường sốt cao trên 40 độ C. Đồng thời có biểu hiện mệt mỏi, nằm lì một chỗ. Lúc đầu táo bón, phân có màu vàng, sau đó có một số con tiêu chảy.

Ngoài ra, niêm mạc, da vàng sẫm; nước tiểu vàng hoặc có khi lẫn máu nâu do có nhiều huyết cầu bị phá hủy.

  • Thể quá cấp tính

Chó sốt cao 40,5 – 41°C, bỏ ăn, mệt mỏi, mắt lờ đờ, hai chân sau yếu, có hiện tượng xung huyết kết mạc. Sau đó thân nhiệt giảm xuống tới 37 – 38°C kèm theo biểu hiện khó thở, khát nước, nôn mửa. Một số trường hợp, có thể bị chảy máu mũi và nôn ra máu.

Cách điều trị bệnh lepto ở chó

Tùy từng ca bệnh mà ta có cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nào của bệnh thì bạn cũng nên nhanh chóng đưa cún yêu đến các cơ sở thú ý gần nhất, để được thăm khám và chữa trị hiệu quả. 

Dưới đây là cách điều trị bệnh lepto ở chó mà bạn có thể tham khảo thêm:

– Truyền dịch, nhằm cấp nước và chất điện giải.

– Dùng thuốc đặc trị bệnh Leptospira: Penicillin, Hanoxylin, Doxycycline..

– Dùng kháng sinh phổ rộng : Ampicillin, Unasyn (Ampicillin và Sulbactam)…Cephalosporin.

– Sử dụng thuốc giảm triệu chứng: Hạ men gan, chống nôn …

– Thuốc tăng sức đề kháng: Vitamin C, Vitamin B,…

Lưu ý khi chăm sóc chó bị bệnh lepto

Chó bị bệnh lepto mệt mỏi, lờ đờ
Chó bị bệnh lepto mệt mỏi, lờ đờ

Do bệnh lepto có khả năng lây lan rất mạnh và đặc biệt có thể lây sang người nên khi chăm sóc chó bị bệnh này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước tiểu và phân của chó. Khi cần thiết phải xử lý nước tiểu thì bắt buộc phải đeo găng tay. Vệ sinh xong thì sát trùng tay sạch sẽ.

Khử trùng bề mặt bơi chó bị nhiễm bệnh đã đi tiểu, có thể sử dụng chất khử trùng kháng khuẩn hoặc dung dịch thuốc sát trùng pha loãng.

Cách phòng bệnh lepto ở chó

  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở của chó

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nơi ở của chó. Tiêu diệt chuột, ve chó xung quanh môi trường sống (Vì đây là những cá thể trung gian truyền bệnh). Tuyệt đối không cho chó khỏe mạnh tiếp xúc với chó bị bệnh Lepto, bởi nước tiểu chó bị bệnh mang nhiều xoắn khuẩn nguy cơ truyền bệnh dễ dàng.

  • Tiêm vaccine phòng bệnh

Tiêm vaccine phòng bệnh cho chó ngay từ khi còn nhỏ. Người nuôi chó cần tiến hành tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Leptospirose. Tuy nhiên, loại vắc xin này không thể phòng bệnh lâu dài. Vậy nên, bạn phải tiến hành tiêm phòng nhắc lại thường xuyên, thường là 1 năm 1 lần thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tiêm vaccine phòng bệnh lepto ở chó
Tiêm vaccine phòng bệnh lepto ở chó

Ngoài ra, không được để chó bơi lội ở những ao, vũng, sông suối hay nô đùa tại những môi trường ẩm ướt; bởi đây là nơi cư trú yêu thích của mầm bệnh.

Bệnh Lepto ở chó không phổ biến như bệnh viêm đường ruột, nhưng khi bị bệnh rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, hãy nằm lòng ngay những kiến thức hữu ích về căn bệnh này, để chăm sóc cún cưng một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *